Nâng cao nhận thức về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 97 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

4.3.3. Nâng cao nhận thức về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn

Qua khảo nghiên cứu tình hình thực tế tại địa phương chúng tôi nhận thấy có 30% số ý kiến cho rằng học nghề là do được hỗ trợ nên đi học, đa phần những lao động này đều là những hộ gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và không muốn thay đổi công việc hiện tại. Để nâng cao nhận thức của người lao động trong thời gian tới địa phương cần phải thực hiện một số giải pháp dưới đây:

- Tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế của người dân ở địa phương và của xã hội nói chung, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

- Các tổ chức chính trị đoàn thể như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, các câu lạc bộ ở địa phương về các mô hình sản xuất,...tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề. Để cho nông dân hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường vai trò của người lao động thông qua việc khuyến khích sự tham gia của lao động vào quá trình đào tạo nghề, để người học nghề nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề như: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào

tạo nghề. Chính vì vậy trong một khóa học nghề cần thành lập một tổ nhóm là các học viên, thường xuyên kiểm tra và báo cáo với ban kiểm chỉ đạo Đề án ĐTN của xã thường xuyên một tháng một lần.

- Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chưa đầy đủ về việc cần phải được đào tạo, chưa có được tầm nhìn cả hiện tại và tương lai trong việc xác định nghề cần học., học cái gì? học như thế nào? học ở đâu?.. Do vậy chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức phải đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.

Công tác định hướng và nâng cao nhận thức cho người lao động trên địa bàn không thể làm trong thời gian ngắn, cần phải nguồn kinh phí hỗ trợ thì mới có thể tiến hành triển khai. Vì thế huyện cần phải lên kế hoạch cấp nguồn kinh phí cho các cán bộ thực hiện công tác này, hàng tháng phải tổ chức thống kê đã triển khai như thế nào và kết quả được bao nhiêu, trình lên Chủ tịch UBND huyện, qua đó phải có đề xuất với các ngành các cấp tỉnh Nam Định về những khó khăn trong công tác đào tạo nghề ở địa bàn, từ đó có những căn cứ để có những hướng giải quyết trong thời gian tới một cách đồng bộ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)