Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.1.2. Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề
Triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020".
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do đồng chí Phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội làm trưởng ban, Phó ban thường trực là đồng chí Trưởng phòng Lao động - TB&XH, thành viên là các đồng chí trưởng các phòng, ban ngành, đoàn thể liên quan của huyện. Ban chỉ đạo đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và chương trình dài hạn đến năm 2020.
Ban chỉ đạo huyện thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" triển khai phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của UBND huyện tới các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và các xã, thị trấn; xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015.
Ban chỉ đạo của huyện đã giao cho Phòng Lao động-TBXH tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo của xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn của xã, thị trấn.
Sơ đồ 4.1. Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Trực Ninh
Huyện Trực Ninh đã thông báo kế hoạch tới Chủ tịch UBND các xã làm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng mảng công việc và phụ trách các thôn. Trong đó phó Chủ tịch xã, các ông bà phòng Lao động Thương binh - Xã hội, Chủ tịch HND, Chủ nhiệm HTX làm Ủy viên thực hiện công tác xây dựng, lên kế hoạch triển khai tuyên truyền, vận động, tổ chức
Trưởng ban chỉ đạo (Phó chủ tịch phụ trách VH-XH) UBND Xã Phó ban thường trực (Phòng LĐTBXH) Ban giám sát xã (Chủ tịch UBMTTQ) Uỷ Viên (Phòng LĐTBXH, chủ tịch HND, chủ nhiệm HTX)
Tiểu ban thôn ( các trưởng thôn)
dạy nghề và làm việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm GDTX-DN ở huyện Trực Ninh, các tổ chức đoàn thể và các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn.
Bên cạnh đó thành lập Ban giám sát xã do Chủ tịch UBMTTQ xã làm Trưởng ban chịu trách nhiệm phụ trách công tác, tuyên truyền tư vấn, quản lý và giám sát quá trình học và dạy nghề ở từng xã.
Thành lập tiểu ban thực hiện chính sách các thôn do các Trưởng thôn là Trưởng tiểu ban, chịu trách nhiệm tư vấn, tuyên truyền và thực hiện quá trình tuyển sinh, hướng dẫn người dân trong quá trình học nghề. Trong quá trình làm việc các Trưởng thôn kết hợp với các cán bộ của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, HTX, các cán bộ cấp xã và các cơ sở dạy nghề tiến hành khảo sát, tuyển sinh người lao động ở địa phương.
Quy trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh đã tiến hành triển khai chính sách ĐTN theo Đề án 1956 của TTg-CP. Là một huyện được ưu tiên về nhiều mặt, công tác lựa chọn đối tượng học nghề do chính địa phương lựa chọn. Quy trình đổ chức thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn huyện được thể hiện thông qua 7 bước như sau:
Bước 1: Nhận quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định, huyện uỷ và UBND huyện đã lên kế hoạch triển khai thực hiện. Huyện đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện, tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bước 2: UBND huyện thông báo, gửi văn bản hướng dẫn tới UBND các
xã trên địa bàn huyện phối hợp cùng các ban ngành liên quan tuyên truyền đến người dân thông qua loa, họp dân, hoặc trực tiếp qua từng hộ, khảo sát nhu cầu học nghề theo sự hướng dẫn của xã.
Bước 3: Người lao động trên địa bàn nắm bắt thông tin về học nghề, sau đó những lao động này đăng ký qua trưởng thôn, qua các hợp tác xã, hội Nông dân.
Bước 4: Sau khi có được danh sách về lao động học nghề, các trưởng thôn, các Chủ nhiệm HTX, Chủ tịch Hội Nông dân sẽ gửi danh sách các học viên lên xã.
Bước 5: Xã rà soát lại xem những ngành nghề nào đủ chỉ tiêu sau đó quyết định mở lớp đào tạo, gửi danh sách lên phòng LĐ-TB&XH huyện Trực Ninh
Bước 6: Huyện nhận được danh sách sẽ gửi lên Sở LĐTBXH để đăng ký chỉ tiêu, Sở LĐ-TB&XH và UBND Huyện trực tiếp triển khai kết hợp với Trung tâm GDTX-DN huyện, các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề và các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tổ chức đấu thầu để lực chọn các đơn vị có năng lực dạy nghề.
Bước 7: Các tổ chức sau khi trúng thầu (Trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định, trường trung cấp nghề Đại Lâm, trường trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghiệp Nam Định, trung tâm giới thiệu việc làm Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định, trung tâm dạy nghề, trung tâm khuyến nông của huyện...) cử cán bộ giảng dạy, xuống trực tiếp địa phương thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động.