Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.2.8. Tình hình liên kết trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tình hình kết đào tạo nghề giữa người lao động huyện Trực Ninh, trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh và một số doanh nghiệp hiện nay hầu hết là mang tính tự phát. Do nhu cầu của người lao động của địa phương và nhu cầu của trung tâm dạy nghề huyện. Hiện tại, huyện Trực Ninh vẫn chưa ban hành các văn bản pháp quy nào để tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. Sự tham gia của chính quyền địa phương ở đây chỉ là xác nhận cho người lao động thuộc đối tượng nào để từ đó có căn cứ cho trung tâm dạy nghề cho người lao động đó được hưởng các chính sách về học tập phù hợp với nội dung quy định trong Đề án. Những doanh nghiệp trên địa bàn có liên kết với trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được thụ hưởng nguồn vốn quốc gia thông qua trung tâm đào tạo nghề theo chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
Sơ đồ 4.2. Liên kết giữa huyện Trực Ninh với các cơ sở dạy nghề cho LĐNT
Từ sơ đồ 4.2 trên đây ta thấy được mối quan hệ giữa huyện Trực Ninh và các cơ sở dạy nghề như Trung tâm dạy nghề Hội nông dân, công ty may Sông Hồng…chỉ là một phía, các tổ chức này sau khi đào tạo nghề sẽ không có sự rằng buộc gì đến người lao động và địa phương.
Huyện Trực Ninh Trường Trung cấp nghề Đại Lâm Trung tâm GDTX- Trực Ninh A
Trung tâm Dạy nghề Hội Nông dân
Công ty May Sông Hồng Trung tâm Khuyến nông
Trong thời gian tới địa phương cần phải thúc đẩy liên kết chặt chẽ với các DN và các trung tâm dạy nghề, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả DN, người lao động và xã hội. Củng cố mối quan hệ này là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trung tâm GDTX-Trực Ninh huyện Trực Ninh và chính quyền các xã cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với phía doanh nghiệp, để có thể tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn xã.