Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.3.1. Thông tin thứ cấp
Kế thừa các tài liệu, văn bản, số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu đã công bố như:
- Các báo cáo của Phòng lao động thương binh và xã hội, phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện Trực Ninh.
- Các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu đã công bố, báo cáo
tổng kết, các số liệu điều tra về dân số, lao động, đất đai, về hộ nông dân; các tài liệu khác có liên quan đến lao động nông thôn, dạy nghề, đào tạo việc làm, cơ sở thực tiễn đã đạt được của công tác đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
- Các tài liệu về chủ trương chính sách, luật, nghị định, nghị quyết, quyết
định, chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo, dự thảo,...của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và từ nguồn Internet...Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Về các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
3.2.3.2. Thông tin sơ cấp
a. Điều tra bằng phiếu điều tra
- Đối với UBND huyện Trực Ninh và các phòng ban liên quan
- Tiến hành lựa chọn một số ngành nghề chủ yếu ở các xã được xem là thế mạnh và có hiệu quả của địa phương như: chăn nuôi lợn, ươm tơ, may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ…
- Các nội dung chủ yếu của mẫu phiếu điều tra + Thông tin cơ bản của người lao động
+ Đánh giá của người lao động về thông tin về chương trình đào tạo + Phương pháp lựa chọn đối tượng
+ Thời gian và địa điểm đào tạo + Tài liệu và công cụ giảng dạy
+ Tác động của đào tạo nghề: cơ hội việc làm, tác động quy mô, thu nhập, năng suất cây trồng vật nuôi, chi phí sản xuất…
+ Những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề.
- Cách thức thực hiện: Đi tới địa bàn và điều tra trực tiếp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn người lao động bằng các bảng hỏi trên phiếu, tiếp thu ý kiến của người dân và hoàn thành vào trong phiếu điều tra.
b. Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phỏng vấn KIP (Key Informant Panel):
Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.
- Phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-structure Imformation):
Là phương pháp phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và người phỏng vấn được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ đề hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn. Trong khóa luận này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số học viên đã qua đào tạo trên địa bàn huyện, về tình hình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn trong thời gian qua như: Đánh giá hoạt động điều tra lựa chọn đối tượng, khảo sát nhu cầu học nghề, khâu tuyên truyền chính sách,
tư vấn học nghề, đánh giá về nội dung và phương pháp tổ chức lớp học, hoạt động
hỗ trợ cho lao động học nghề. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện trong thời gian tới.