Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
4.3.6. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề
Thực trạng cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâm GDTX-Trực Ninh A
huyện Trực Ninh với quy mô diện tích hơn 14.000m2 tuy nhiên cơ sở vật chất
vẫn đang còn nhiều thiếu hụt và đầu tư chưa đồng bộ.
- Về Trang thiết bị dạy nghề: Cơ sử vật chất hiện nay của trung tâm có 135 máy may công nghiệp, 100 máy vi tính, 7 máy tiện, 2 máy phay, 15 máy hàn các loại, 151 bộ phương tiện mô hình giảng dạy ngành điện, hầu như là các
phương tiện máy móc đã cũ, vì thế mà các học viên ít được tiếp xúc với máy móc thiết bị mới, công nghệ tiên tiến để thực hành, thực tập. Trong giai đoạn 2013 - 2015 với kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn, trung cấp cho khoảng 8.500 lao động, trung tâm có kế hoạch đề nghị cần mua sắm thêm các trang thiết bị đảm bảo số lượng và chất lượng nhằm phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên cũng như nhu cầu học tập của người lao động. Đặc biệt, cần trú trọng trong việc mua sắm các thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm đào tạo lao động có chất lượng đáp ứng kịp thời nhu cầu học và thực hành của người lao động, đảm bảo số lượng và chất lượng khi mở các lớp dạy nghề.
- Về cơ sở vật chất: trung tâm đang triển khai xây dựng và hoàn thiện đưa vào sử dụng thêm khu nhà 2 tầng với quy mô 8 phòng, sử dụng 2 phòng làm phòng thực hành và 6 phòng học lý thuyết, phục vụ giảng dạy các ngành nghề như may công nghiệp và thời trang, hà điện, cơ khí dân dụng, trồng trọt…. Đảm bảo chất lượng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của các học viên theo học các khóa học sơ cấp và trung cấp của nhà trường. Hiện tại trung tâm cũng đang lên kế hoạch xây dựng khu rèn luyện thể chất với quy mô 1 phòng tập thể
dục rộng 100m2 để phục vụ cho nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe của người
học cũng như cán bộ giảng viên của trung tâm.
Từ đó chúng ta thấy rằng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo nghề là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, tạo điều kiện cho học viên có thể học tập, phát huy được năng lực bản thân, nhờ đó chất lượng lao động được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu xã hội