Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.2.4. Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề
Trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao thì cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Bên cạnh đó đa số người học nghề chủ yếu là trung tuổi nên việc bồi dưỡng kỹ năng sư phạm là rất cần thiết. Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho người lao động dễ tìm được việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề.
Bảng 4.14. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trung tâm GDTX-DN huyện Trực Ninh hiện nay
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ, giáo viên Số giáo viên Trình độ
Đại học, sau đại học Cao đẳng Có nghiệp vụ sư phạm 16 10 8 2 10 100 62,5 80 20 100 Nguồn: Trung tâm GDTX-DN huyện Trực Ninh (2015) Có thể thấy, đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX-DN huyện Trực Ninh là những giáo viên cơ hữu, hiện nay do Đảng và Nhà nước triển khai Đề án ĐTN cho LĐNT nên nhu cầu học nghề của người lao động ngày càng tăng, chính vì vậy mà số lượng giáo viên này vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn huyện. Khắc phục được khó khăn đó, Trung tâm dạy nghề huyện kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn như: Trường Trung cấp nghề sổ 8, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Hoà, Trung tâm Dạy nghề Hội nông dân tỉnh, Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ tỉnh, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Sở LĐTBXH, Trung tâm khuyến nông huyện Trực Ninh. Phối hợp đào tạo nghề cho
lao động trên địa bàn các xã trong huyện. Bên cạnh đó, hằng năm trung tâm dạy nghề tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người thợ giỏi trên địa bàn huyện tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm để bổ sung vào lượng giáo viên tham gia đào tạo nghề tại cộng đồng.
Hộp 4.4. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề
“Trong năm 2015, trung tâm dạy nghề đã tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn cho 4 giáo viên ở trung tâm, phấn đấu trong năm nay sẽ cho đào tạo hết số cán bộ giáo viên còn lại. Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy của trung tâm ngày càng vững mạnh và có chất lượng, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người học nghề”.
Ông Bùi Văn Khoa, Phó GĐ Trung tâm GDTX -Trực Ninh A huyện Trực Ninh Hiện nay, với số lượng giáo viên tham gia giảng dạy nghề cho lao động ở địa phương, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và các lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp số lượng giáo viên sẽ phải căn cứ vào các lớp học. Trung tâm đã triển khai dạy một số nghề cho một số xã của huyện, bước đầu các học viên sau khi học nghề đã tìm được việc làm và đạt hiệu quả cao. Các ngành nghề trồng trọt, trồng nấm, chăn nuôi - thú y ký hợp đồng với Trung tâm khuyến nông huyện Trực Ninh, Trung tâm Dạy nghề Hội nông dân tỉnh, Trung tâm Dạy nghề số 8, kết hợp với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tiến hành đứng lớp giảng dạy. Các ngành nghề may công nghiệp, nghề điện, hàn công nghiệp, cơ khí…, ngoài các giáo viên của trung tâm dạy nghề ra thì tiến hành ký hợp đồng có thời hạn với các giáo viên có trình độ trung cấp nghề trở lên ở các trường trong và ngoài tỉnh hoặc với các nghệ nhân, người có tay nghề cao tại các làng nghề tham gia giảng dạy, đảm bảo được số lượng giáo viên tham gia giảng dạy các lớp học tại cộng đồng trên địa bàn huyện. Với các cơ sở đào tạo nghề là các doanh nghiệp tiến hành đào tạo nghề trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp này chủ động giáo viên để đứng lớp của doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của trung tâm dạy nghề huyện. Từ đó chúng ta thấy rằng năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ và giáo viên của trung tâm dạy nghề là tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu trong công tác dạy nghề cho các học viên tham gia học tập ở trường
nói riêng và dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian tới phòng LĐTBXH và các tổ chức liên kết đào tạo nghề cần tập huấn và cử cán bộ giảng dạy đi học tập để bổ xung và nâng cao kỹ năng sư phạm và kiến thức để phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho người lao động và có thể đáp ứng được nhu cầu mong muốn ngày càng cao của người học nghề trong tương lai.