Công tác hỗ trợ cho lao động học nghề trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 73 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.1.5. Công tác hỗ trợ cho lao động học nghề trên địa bàn huyện

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề của Đề án 1956 với cơ cấu vốn chủ yếu là từ ngân sách Trung ương. Huyện Trực Ninh đã thực hiện hỗ trợ theo đúng như quy định của Đề án và mỗi năm UBND huyện đã trích từ ngân sách của huyện là 400 triệu đồng cho trương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, và với nguồn ngân sách đó đã đào tạo được mỗi năm 200 lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động. a) Hỗ trợ học phí

Địa phương tiến hành hỗ trợ lao động nông thôn học nghề cụ thể như sau: - Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

b) Hỗ trợ đi lại

Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Thực tế vì xã tổ chức đào tạo nghề cho người lao động ngay tại địa phương nên người lao động chỉ được hỗ trợ tiền ăn ở mức 15.000 đồng/ngày thực học/người. Một điều mà chúng ta nhận thấy rằng với mức hỗ trợ như vậy là tương đối thấp khi mà giá cả ngày càng tăng, bên cạnh đó những đối tượng như cận nghèo lại không được hưởng bất cứ một khoản trợ cấp nào. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn khi mà miếng cơm manh áo vẫn đang còn đè nặng trên vai của người lao động nên nhiều người đã không thể đăng ký đi học được.

c) Hỗ trợ sau đào tạo

Theo qui định của Nhà nước lao động nông thôn sau khi học nghề được

vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Thực tế theo số liệu của UBND huyện Trực Ninh cho biết 100% lao động sau khi học nghề vẫn chưa có ai được vay vốn từ Quỹ quốc gia

về việc làm. Chính vì thế mà nhiều người sau khi học nghề muốn mở rộng qui mô sản xuất cũng rất khó vì thiếu vốn, đây là một trong những khó khăn lớn khi chúng tôi tiến hành khảo sát tại địa phương.

Hộp 4.2. Người lao động chưa tiếp cận được vốn vay từ chính sách đào tạo nghề

“Hiện nay xã đang tiến hành xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó lại lồng ghép cả chương trình đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn nên tình hình tài chính còn eo hẹp. Vì thế mà thời gian qua chúng tôi vẫn chưa thể hỗ trợ được cho người lao động sau khi học nghề để họ có thể phát huy được nghề mà mình được đào tạo, đây là điều mà chúng tôi cũng đang rất trăn trở trong thời gian qua”

Ông Nguyễn Xuân Đang, Cán bộ phòng LĐTB-XH xã Liêm Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)