Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo nghề cho lao động
giá được nhu cầu của người học, người dạy, cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề tại địa phương thí điểm. Đào tạo một số nghề nông nghiệp cho khoảng 900 lao động nông thôn ở 11 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. (Nghị quyết 26/NQ-TW, 2008).
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nông thôn
2.2.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh
Lương Tài là một huyện có số dân sản xuất nông nghiệp đông ở Bắc Ninh. Hiện nay toàn huyện có khoảng 107.668 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 66.250 người, chiếm 61% và có tới 85% dân số trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn huyện Lương Tài chủ yếu có trình độ kỹ thuật thấp và hạn chế, lao động thủ công là chính và năng suất lao động thấp. Trung bình mỗi năm huyện có hàng trăm người đến tuổi lao động, trong khi đó hiện nay mới chỉ có khoảng 15% số lao động nông thôn được đào tạo nghề. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại để dành chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị hoá; nhiều lao động nông thôn lại không có nghề phụ. Điều này là vấn đề đặt ra đối với Lương Tài trong việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào công cuộc xoá nghèo ở địa phương.
Trước thực trạng này, huyện Lương Tài đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai thực hiện trên cơ sở xác định cơ cấu lao động, nhu cầu học nghề tại địa phương; danh mục nghề cần dạy. Các cơ quan là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cấp hội địa phương có trách nhiệm trực tiếp phối hợp, liên kết đào tạo nghề. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chuyển từ mô hình đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng địa phương. Cụ thể là đẩy mạnh đào tạo nghề trong sản xuất nông nghiệp, nghề phụ,
nghề truyền thống. Để thu hút lao động nông thôn học nghề, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có chính sách ưu đãi cụ thể, như hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, thu hút giáo viên dạy giỏi ở các lĩnh vực, ngành nghề; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề, phòng học lý thuyết, thực hành.
Trong thời gian vừa qua tính đến năm 2012 toàn huyện Lương Tài đã tổ chức tạo nghề cho hàng nghìn học viên học các nghề chủ yếu như chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản, mộc, nề, điện dân dụng, may công nghiệp, thêu ren kỹ thuật, tin học... Qua việc đào tạo nghề, trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên rõ rệt, do vậy hiệu suất lao động nâng cao, mức thu nhập, đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện tăng lên. Đặc biệt có tác động lớn đến giảm thiểu lao động dư thừa nông thôn của huyện (Hương Sơn, 2013).
Bài học kinh nghiệm:
Bắc Ninh đã triển khai thực hiện đào tạo nghề trên cơ sở xác định cơ cấu lao động, nhu cầu học nghề tại địa phương; danh mục nghề cần dạy. Chuyển từ mô hình đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng địa phương. Để thu hút lao động nông thôn học nghề, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có chính sách ưu đãi cụ thể, như hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, thu hút giáo viên dạy giỏi ở các lĩnh vực, ngành nghề; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề, phòng học lý thuyết, thực hành.
2.2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh
Đông Triều là một huyện có diện tích 397,2 km², dân số là 163.984 người. người (năm 2011). Huyện lỵ là thị trấn Đông Triều nằm trên quốc lộ 18 cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về hướng Tây. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Huyện Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngànhkinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit).
Nhận thức được tầm quan trọng của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp chính quyền của huyện đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là LĐNT nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó xác định, dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với tạo việc làm, song cần thiết hơn là phải lựa chọn các nghề phù hợp với đặc điểm từng địa phương, thời gian qua, công tác đào tạo nghề theo nhu cầu đã được địa phương chú trọng.
Trước khi triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Đông Triều đã có các đợt khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn. Trên cơ sở đó, huyện xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề theo ngành, nghề phù hợp. Kết quả khảo sát, cho thấy, ở Đông Triều, người lao động trong ngành nông nghiệp chiếm số lượng rất lớn. Để thu hút người nông dân tích cực, chủ động tham gia học nghề, huyện đã mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương và nhu cầu về kiến thức khoa học kỹ thuật. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề được đầu tư tại các trung tâm dạy nghề ở huyện, bên cạnh đó có những hướng dẫn, hỗ trợ và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề
Qua nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - dạy nghề, đặc biệt là khi triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Đông triều – tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tính đến năm 2012, huyện đã tổ chức 14/14 lớp dạy nghề với 490 học viên, đạt 100% kế hoạch; trong đó, mở 8 lớp nghề phi nông nghiệp bao gồm: Móc chỉ, móc sợi, gốm thô; 6 lớp nghề nông nghiệp, gồm các nghề: Nuôi cá thương phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng nấm. Điều đáng mừng là sau khi kết thúc các lớp học nghề, hầu hết học viên qua đào tạo nghề phi nông nghiệp đều được các doanh nghiệp tuyển dụng; các học viên qua đào tạo nghề nông nghiệp đã vận dụng, triển khai các kỹ thuật, cũng như mô hình mới vào thực tiễn sản xuất. Góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng thu nhập cho chính các lao động tham gia học nghề (Nguyễn Thanh, 2013).
Bài học kinh nghiệm:
Huyện đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là LĐNT nhằm tạo việc làm. Dạy nghề cho lao động nông thôn
gắn với tạo việc làm và lựa chọn các nghề phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đào tạo nghề theo nhu cầu địa phương. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề được đầu tư tại các trung tâm dạy nghề ở huyện, có những hướng dẫn, hỗ trợ và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề.
2.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước Châu Á