Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước
2.2.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm là một nước trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối thế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên. Nhưng hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậu đứng thứ 15 trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt 20.2113 USD/người/năm (số liệu thống kê năm 2012).
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn của Hàn Quốc mang những nét đặc thù riêng. Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành song song việc tăng đầu tư ngân sách vào đào tạo người dân nông thôn với mục tiêu cao nhất là làm thay đổi suy nghĩ thụ động, trông chờ ỷ lại của người dân vào Nhà nước đã ngự trị trong phần lớn nông dân nước này qua nhiều thế kỷ.
Mục tiêu của chính sách đào tạo nông dân là giúp họ có niềm tin mãnh liệt vào chính mình trước những khó khăn về vật chất và tinh thần để họ trở nên tích cực, năng động, sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên đất nước Hàn Quốc.
Phong trào Saemaul ở Hàn quốc đã đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm hay trong việc định hướng cho chiến lược phát triển nông thôn nói chung và phát triển nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Trong phong trào này, Chính phủ Hàn quốc đóng vai trò cốt yếu trong việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Đặc biệt, thư viện ở nông thôn đều có sách về các phương pháp canh tác mới. Đây là bước đột phá lớn ở nông thôn và là nguyên nhân chính gia
tăng thu nhập. Việc phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác. Nuôi lợn, bò, gà cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Các làng chài cũng chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản. Tập quán trồng lúa và lúa mạch xưa kia đã được thay thế triệt để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp; tăng cường năng lực lãnh đạo của địa phương bằng cách thành lập Học viện Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo Saemaul. Mỗi xã được phép cử một cán bộ đi học. Khoá học bồi dưỡng lãnh đạo nhấn mạnh vào sự cống hiến quên mình và nêu gương cho quần chúng. Họ học trong một lán trại chung, do đó hiểu được cách làm việc theo nhóm trên tinh thần hợp tác. Trong mỗi buổi thảo luận nhóm, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc và do đó có thể học tập lẫn nhau bên cạnh sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên. Chính những học viên này sẽ là những người lãnh đạo và hướng dẫn cho dân làng (Nguyễn Tiến Dũng, 2011).
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc luôn ở mức khoảng 20%. Hướng tới tương lai đó là mục tiêu của nền giáo dục Hàn Quốc hiện đại. Cùng với sự phát triển kinh tế, người Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể cho việc đào tạo thế hệ trẻ. Qua đó cho thấy sự thay đổi thần kỳ của Hàn Quốc làm một trong những bài học quý giá cho các nước đang phát triển nhất là nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bài học kinh nghiệm:
Chính phủ Hàn quốc đóng vai trò cốt yếu trong việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới vào sản xuất. Tổ chức những khoá học bồi dưỡng lãnh đạo, họ học trong một lán trại chung, do đó hiểu được cách làm việc theo nhóm trên tinh thần hợp tác. Trong mỗi buổi thảo luận nhóm, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc và do đó có thể học tập lẫn nhau bên cạnh sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên. Chính những học viên này sẽ là những người lãnh đạo và hướng dẫn cho dân làng.
2.2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Mở rộng đào tạo nghề ở cấp phổ thông
Trung Quốc hiện nay là nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, các sản phẩm tung ra thị trường ngày càng phong phú đa dạng và có mặt trên khắp thị trường thế giới. Thành công này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kể đến đó là vấn đề đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động phục vụ nhu cầu của đất nước.
trường phổ thông trong cả nước, nguyên nhân là do sự thiếu hụt đội ngũ lao động có chuyên môn và tỷ lệ thất nghiệp cao và sức ép về vấn đề tuyển sinh đại học lớn. Giáo dục nghề ở cấp trung học bao gồm hệ thống các trường dạy nghề mới và các trường kỹ thuật hiện có. Các trường dạy nghề mới có thể là do các trường phổ thông chuyển đổi sang. Học sinh ở các trường nghề này vẫn có thể thi vào đại học nhưng trên thực tế thì có rất ít học sinh ở các trường này dự thi đại học nên cũng giảm được áp lực khi thi đại học, chương trình học của các trường này thì bao gồm cả các môn phổ thông và các môn học nghề, Nhưng kiến thức phổ thông thường ở mức thấp hơn so với các trường phổ thông.
Đào tạo nghề ở nông thôn
Ở khu vực này, đào tạo nghề rất linh hoạt cả về thời gian và nội dung và cách tổ chức các khoá học. Khoá học được tổ chức tại các trường hoặc các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nội dung chương trình học. Các khoá học được đưa ra dựa trên nhu cầu việc làm của địa phương, do chính sách lao động của nhà nước đòi hỏi các vị trí làm của người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chương trình đào tạo nghề ở nông thôn nhằm mục đích phát triển nông thôn do có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông là cần thiết cho việc phát triển xã hội.
Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp sản xuất
Hệ thống quản lý đạo tạo nghề ở Trung Quốc được tổ chức theo hệ thống quản lý kinh tế của nước này. Nó được sự quản lý các cấp chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp cũng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý dạy nghề. Các doanh nghiệp liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động cho mình. Đồng thời cũng tạo tâm lý yên tâm cho người lao động khi ra trường sẽ có việc làm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tổ chức mở các trường dạy nghề, khó dạy nghề.
Thành lập một hệ thống nghề cấp đại học gọi là trường đại học tổng hợp nghề phi truyền thống
Mục đích là cung cấp nhân lực có tay nghề cao cho các doanh nghiệp có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Đồng thời thu hút được học sinh khá giỏi không thi đỗ đại học do cạnh tranh quá gay gắt. Trường này có điểm thi thấp hơn các trường khác nhưng học sinh phải cam kết làm việc tại doanh nghiệp trong tỉnh sau khi ra trường và phải thực hiện đúng cam kết. Học sinh chỉ phải đóng
một phần học phí còn lại do doanh nghiệp sử dụng lao động trong tương lai đóng góp. Vì vậy mô hình này thu hút được nhiều học sinh tham gia.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc là nước có kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi nông nhàn bằng phương thức “Di chuyển tại chỗ” và “Di chuyển ra bên ngoài” đã đạt kết quả tốt.
- Phương thức di chuyển tại chỗ:
Là việc phân công lại lao động tại chỗ, để thực hiện phương thức này Nhà nước để ra các chính sác hưu tiên nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, tăng đầu tư cho nông nghiệp, bảo đảm việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất lương thực và một số sản phẩm chủ yếu khác.
Phát triển kinh doanh đa dạng ngành nghề, phát triển toàn diện các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trên cơ sở mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động với ruộng đất, đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất theot hời vụ nông nghiệp và thời gian lao động dư thừa sang các ngành nghề khác.
Phát triển ngành nghề dịch vụ và xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội ở nông thôn, góp phần tạo ra nhiều nghề mới và việc làm cho số lao động dư thừa trong nông nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp sinh thái mang tính kỹ thuật cao để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Kết quả thực hiện phương thức “Di chuyển tại chỗ” đã đạt mục đích tạo ra nhiều ngành nghề giải quyết việc làm trong nông thôn là “Ly nông, bất ly hương” góp phần thúc đẩy nông nghiệp Trung Quốc phát triển nhanh và ổn định.
- Phương thức di chuyển ra bên ngoài:
Là phương thức di chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác, từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ đó cải thiện, bố trí lại cơ cấu lực lượng lao động. Cụ thể từ Trung Quốc đã tiến hành đi chuyển lao động từ nơi có trình độ cao khai thác tương đối cao sang nơi có trình độ khai thác tương đối thấp, từ nơi đất hẹp người đông đến nơi đất rộng người thưa.
Di chuyển lao động từ nông thôn vào các thành phố bằng cách đào tạo nghề lao động phổ thông và kiến thức kinh doanh cho nông dân để họ vào làm việc trong các doanh nghiệp và kinh doanh thương nghiệp… Nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng của các thành phố, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành thị và nông thôn, từng bước di chuyển lao động thừa ở nông thôn sang các ngành các khu vực khác. Di chuyển lao động thừa trong nông nghiệp và các ngành nghề khác sang thị
trường quốc tế, triển khai mạnh mẽ đào tạo nghề xuất khẩu lao động. Đây là bước tiếp theo của biện pháp phát triển giáo dục, đào tạo nghề của toàn xã hội.
- Với chiến lược này Trung Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể đó là:
+ Triển khai nhanh chóng mô hình dạy nghề: trong 15 năm, từ năm 1986 đến năm 2001, tỉ lệ học sinh chính qui cấp 3, trong số học sinh trung học, giảm từ 81% xuống còn 54,7%, trong khi tỉ lệ học sinh trung học nghề tăng từ 19% lên 45,3%; các cơ sở dạy nghề cấp 2 đã cho tốt nghiệp 50 triệu học sinh, bồi dưỡng hàng triệu công nhân kỹ thuật, nhà quản lý và các lao động khác có trình độ cấp hai và sơ cấp với tay nghề và kỹ thuật cao;
+ Có bước tiến lớn trong cấu trúc đội ngũ giáo viên dạy nghề, về cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy nghề nhiều dạng khác nhau với trình độ khu vực và quốc tế
+ Tăng chất lượng dạy nghề
+ Phát triển nhanh chóng dạy nghề tại vùng nông thôn + Hợp tác và trao đổi quốc tế về dạy nghề được đẩy mạnh
Thành tựu sau những năm đổi mới, Trung Quốc đã có nền kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững.Hiện Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2 trong tốp 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Nguyễn Tiến Dũng, 2011).
2.2.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản được chúng ta biế đến là từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn..., đã mở cửa ra thế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Minh trị Thiên hoàng (1872-1912) trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Với tư tưởng ‘‘Tinh thần Nhật Bản - Công nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá trị văn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là trong phát triển kinh tế, Nhật Bản đã trở thành một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế hiện nay tính theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trong chiến lược phát triển đất nước của mình, Nhật Bản luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đặt lên hàng đầu. Từ những năm 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu. Luật Dạy nghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm
1978, hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “dạy nghề công” mang tính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấp phép” là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm công nhân trong hãng xưởng do các công ty đảm nhiệm và được chính quyền công nhận là dạy nghề. Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhân không có việc làm; và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng. Những thay đổi về cấu trúc kinh tế - xã hội, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực và nội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống. Kết quả là đến năm 1985, Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề. Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời.
Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu ở Nhật. Đỉnh cao phát triển mô hình này ở Nhật diễn ra trong thập kỷ 1960, 1970, đào tạo tại công ty diễn ra mạnh mẽ trong các công ty lớn của Nhật bản. Phần lớn lớp trẻ Nhật sau khi tốt nghiệp phổ thông tham gia vào thị trường lao động, được công ty thuê và tham gia vào quá trình đào tạo nghề do công ty sử dụng tổ chức. Nội dung, chương trình đào tạo tại công ty gồm 2 phần: định hướng về công ty và kiến thức thực hành nghề. Định hướng về công ty là chương trình học nhấn mạnh các kiến thức về nền văn hoá của công ty, giá trị của công việc và thái độ làm việc. Nhân viên mới được tuyển nghe giảng về niềm tin và lòng tự hào về công ty và được làm nhân viên của công ty, về sự tự trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ. Chương trình học kiến thức thực hành nghề được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc, các cuốn cẩm nang tự học và các khoá tương ứng. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học. Điều quan trọng là nước Nhật có hệ thống giáo dục phổ thông tốt và học sinh tốt nghiệp THPT thường có khả năng học và tự học vững. Hiện nay 80% số học sinh trong độ tuổi theo học THPT với một phần đáng kể trong số họ theo đuổi mô hình đào tạo nghề ban đầu tại công ty và 20% còn lại tham gia hệ thống đào