Tăng cường tính liên kết giữa người lao động học nghề, cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

4.3.8. Tăng cường tính liên kết giữa người lao động học nghề, cơ sở đào tạo

nghề và doanh nghiệp

Từ thực trạng huyện Trực Ninh và các xã hiện nay vẫn chưa ban hành các văn bản pháp quy nào để tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương ở đây chỉ là xác nhận cho người lao động thuộc đối tượng nào để từ đó có căn cứ cho trung tâm GDTX huyện và một số cơ sở dạy nghề khác trong và ngoài tỉnh dạy nghề cho người lao động, từ đó được hưởng các chính sách về học tập phù hợp với nội dung quy định trong Đề án. Thời gian qua các xã đã có kiến nghị với UBND huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thu hút một số doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn toàn xã có 7 công ty TNHH đóng ở trên địa bàn, trong đó có 2 doanh nghiệp có quy mô lớn nhất đó là công ty sản xuất giày Amara và công ty may Sông Hồng đã tạo công ăn việc làm khoảng trên 2000 lao động, tuy nhiên do kinh tế suy thoái nên hiện nay các doanh nghiệp này đã thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến nhiều lao động bị mất việc làm, vì vậy cần phải tìm được hướng đi mới và giải quyết việc làm cho những lao động này thông qua học các nghề khác mà cơ hội việc làm cao, tạo điều kiện cho các lao động này vay vốn từ các ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất.

Trong giai đoạn 2015-2020 huyện Trực Ninh luôn kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, huyện cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, huyện đã triển khai ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp này về đảm bảo nhận người lao động sau khi học nghề mà các doanh nghiệp đã triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở địa phương.

Từ đó, để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương tham gia vào liên kết đào tạo và sản xuất. Đảm bảo sau khi lao động học nghề các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, cây trồng, vật nuôi … cho nông dân và bao tiêu sản phẩm. Quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô tham gia Đề án và cũng không giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia. Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù hoạt động kinh doanh riêng. Vì vậy hình thức, quy trình tham gia vào đề án của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Địa phương cần gắn kết chặt chẽ với Trung tâm GDTX huyện và các tổ chức dạy nghề khác trong quá trình đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Không nên

“mạnh ai nấy làm” mà cần chung tay giải quyết những tồn tại yếu kém trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Mỗi chủ thể cần nhìn nhận khách quan, tìm ra những mặt tồn tại, yếu kém của mình. Đối với Trung tâm GDTX-DN huyện và các cơ sở đào tạo nghề khác không nên đào tạo nghề theo phong trào, bên cạnh đó người lao động học nghề ở xã cần xác định rõ nhu cầu học và các doanh nghiệp sử dụng lao động cần phải có kế hoạch xây dựng và tuyển dụng hợp lý.

Các doanh nghiệp trên địa bàn cần nắm bắt thông tin thị trường lao động, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu lao động giữa các ngành nghề để tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp. Chia sẻ những thông tin này cho người lao động ở địa phương và các trung tâm dạy nghề để tập trung đào tạo vào những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu. Thông qua các buổi hội chợ việc làm, hội thảo nên tổ chức thường xuyên 3 tháng 1 lần. Chính sự thiếu thông tin và thiếu hợp tác với các doanh nghiệp dẫn đến đào tạo tràn lan, ít quan tâm đến sản phẩm đào tạo ra sử dụng thế nào. Nhà nước sẽ đề ra chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào đề án cũng như tăng năng lực kinh doanh, dẫn đến tăng qui mô tham gia vào đề án của doanh nghiệp góp phần vào quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng hiệu quả hơn thông qua sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp

Tóm lại, trong thời gian tới địa phương cần liên kết chặt chẽ và toàn diện với các doanh nghiệp ở trong và ngoài địa phương để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề khi tiến hành triển khai ở trên địa bàn. Với các công ty có liên quan đến những ngành nghề mà địa phương mình đang đào tạo (như liên kết với công ty may Sông Hồng cử cán bộ có tay nghề may giỏi để dạy cho người lao động có nhu cầu học nghề), kêu gọi các doanh nghiệp này tham gia dạy nghề và tuyển dụng những lao động đạt yêu cầu đối với doanh nghiệp điều đó sẽ thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa địa phương và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh cần tích cực liên kết, đưa các học viên đến các công ty, doanh nghiệp thực tập để có thể giảm bớt chi phí về máy móc thực hành và người lao động có thể trực tiếp làm việc và tích lũy kinh nghiệm sau khi đào tạo xong có thể tiến hành công việc thuận lợi. Các doanh nghiệp ở trên địa bàn không thể chạy theo các trường dạy nghề trong quá trình đào tạo nhưng nếu chủ động hơn trong cách làm, quan hệ, thực sự xem giải quyết việc làm cho người học là hoạt động chính bên cạnh mảng đào tạo thì sẽ tháo gỡ được khó khăn. Tuy nhiên, việc này không thể tách rời trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và với chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)