3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trực Ninh là một huyện của tỉnh Nam Định. Huyện gồm 21 xã, thị trấn (19
xã, 2 thị trấn), với tổng diện tích là 143,5 km2; nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh
Nam Định, nằm trên quốc lộ 21, đi qua quốc lộ 10 nối liền với thủ đô Hà Nội – trung tâm của cả nước bởi quốc lộ 1A. Phía nam giáp huyện Hải Hậu, phía tây giáp huyện Nam Trực, phía đông giáp Thái Bình. Đây là vị trí thuận lợi cho giao thông liên lạc và giao lưu phát triển kinh tế của huyện. Một mặt tiếp giáp với vùng biển Quất Lâm (Giao Thủy, Hải Hậu) là điều kiện cho huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Nằm trong khu vực Đông Bắc Bộ, khí hậu phân thành 4 mùa rõ rệt thuận tiện rất nhiều trong sản xuất kinh doanh; Gần các con sông lớn như sông Hồng, sông Ninh Cơ thuận lợi cho tưới tiêu, đất đai màu mỡ thích hợp phát triển cây trồng vật nuôi. Gần đây các chuyên gia địa chất trong và ngoài nước đang lấy mẫu và tiến hành phân tích trữ lượng dầu mỏ trong lòng đất. Vì vậy, rất có thể công nghiệp Trực Ninh sẽ có thêm ngành mới là ngành công nghiệp khai thác dầu khí, có một số xã trong huyện ở trong lòng đất chứa trữ lượng khí ga, tuy nhiên không nhiều. Như vậy, địa hình thuận lợi, giao thông thuận tiện, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, cộng thêm một số tài nguyên thiên nhiên là những điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Trực Ninh (huyện Trực Ninh, 2015).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm, mức sống
Trực Ninh là một huyện đông dân, năm 2015 với mật độ dân số là 1.355
người/km2, tổng dân số là 199.794 người (49,3% nữ; 50,7% nam), trong khi đó
tổng diện tích chỉ là: 143,5 km2, tỷ lệ tăng dân số năm 2015 là 0.8%. Có tỷ lệ dân
số trong độ tuổi lao động thuộc vào loại khá cao với 54,4%. Hàng năm có khoảng trên 1000 người bước vào độ tuổi lao động. Số liệu trên cho thấy huyện Trực Ninh có tiềm năng về số lượng lao động rất lớn. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần tạo điều kiện sản xuất phát triển kinh tế. Theo thống kê của Phòng Lao động TBXH cho tới năm 2015 đã giải quyết việc làm cho 6.070 lao động, xuất khẩu được 250 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng khu vực
sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ thời gian sử dụng trong lao động liên tục tăng, đến nay đã là 80%, kinh tế hộ gia đình phát triển khá mạnh, người nông dân có ít thời gian nhàn rỗi hơn, tập trung cho sản xuất kinh tế hộ gia đình.
Những con số trên đã khái quát sơ bộ phần nào về tiềm lực lao động và khả năng giải quyết việc làm của Đảng bộ và nhân dân huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, còn rất nhiều những bất cập trong việc giải quyết những tệ nạn xã hội, tìm việc cho người dân và nâng cao mức sống cho dân cư. Đây là câu hỏi lớn cần tháo gỡ từng bước trong tiến trình phát triển kinh tế của huyện (Phòng LĐ-TB&XH, 2015).
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế.
Là một huyện có trên 60% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, thậm chí trong 21 xã, thị trấn có những xã chỉ là thuần nông. Nhưng bên cạnh đó, Trực Ninh còn phát triển một số ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng khá phát triển góp phần tạo việc làm và tăng GDP hàng năm cho cả huyện.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá cố định năm 1994).
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015
Tổng GTSX Trong đó:
+ Nông nghiệp– thủy sản % so với tổng GTSX + Công nghiệp – TTCN % so với tổng GTSX + Dịch vụ (Tỷ đồng) % so với tổng GTSX (%) Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1.791,35 456 25,50 1090 60,80 245,35 13,70 2.303,40 488 21,20 1555 67,50 260,40 11,30 2.744,13 530 19,30 1.914 69,80 298,13 10,90 Nguồn: Phòng Thống kê-Báo cáo tình hình KT - XH huyện Trực Ninh (2013-2015) Số liệu trên cho thấy giai đoạn 2013-2015 tổng giá trị sản xuất của huyện tăng lên qua các năm. Năm 2013 GTSX mới chỉ là 1.791,35 tỷ đồng, sang 2014 con số này lên đến 2.303,4 tỷ đồng và năm 2015 GTSX lên đến 2.744,13 tỷ đồng (tăng 1,5 lần so với năm 2013). Tổng GTSX của huyện tăng lên, điều này là do GTSX của các ngành đều tăng lên. GTSX năm 2013, ngành nông nghiệp (nông nghiệp– thủy sản) là 456 tỷ đồng; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1.090 tỷ
đồng; dịch vụ là 245.35tỷ đồng, đến năm 2015 GTSX của các ngành lần lượt là nông nghiệp – thuỷ sản: 530 tỷ đồng; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 1.914 tỷ đồng; dịch vụ: 298,13 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng của các ngành là khác nhau, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tốc tăng nhanh nhất. Vì thế ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 60,8% tổng GTSX năm 2013và đến năm 2015 thì con số này đã lên đến 69,8%, điều này làm cho GTSX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vượt ngành nông nghiệp và đứng đầu về GTSX. Ngành nông nghiệp giảm về tỷ trọng trong tổng GTSX nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đóng góp phần lớn vào tổng GTSX. Ngành dịch vụ GTSX cũng giảm qua các năm và vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng GTSX của huyện, thâm chí còn giảm (năm 2013 là 13,7%, năm 2015 là 10,9%). Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng lên là một điều đáng mừng và đây là những ngành có tiềm năng về thu hút lao động và phát triển kinh tế. Theo con số thống kê thì trong năm 2015 GTSX của một số ngành được tổng hợp cụ thể như sau:
+ Lương thực, thực phẩm đạt 100.626 tấn
+ Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 19.308 tấn + Sản lượng thuỷ sản đạt 6.487 tấn
+ Công nghiệp dệt: 93.6 tỷ đồng. + Chế biến gỗ - tre nứa: 11 tỷ đồng. + Bàn ghế - giường tủ: 86 tỷ đồng. + Ươm tơ: 230 tấn.
+ Thêu ren: 45.000 m2.
+ Mây tre đan xuất khẩu: 50 tỷ đồng.
Những con số trên phần nào nói lên khả năng phát triển kinh tế của huyện. Số lượng sản phẩm làm ra rất đa dạng, liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ hàng bán và doanh thu cũng vì thế mà tăng lên. Do đó, riêng năm 2015 tổng thu từ ngân sách huyện đạt 98.131 tỷ đồng, tăng 112.3%. Tính bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện 3năm gần đây đạt khoảng 23,7%. Tốc độ này được xếp vào loại khá. Tuy nhiên, huyện vẫn còn tiềm năng để tạo ra GTSX cao hơn.
Số liệu trên cũng cho thấy một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khá phát triển, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch này thể kiện qua cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế.
Về ngành nghề kinh doanh và sản phẩm: Toàn huyện có trên 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân). Trong đó có trên 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; 20 doanh nghiệp xây dựng; 140 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - vận tải. Ngoài ra, huyện còn là một trong những cái nôi về ngành nghề thủ công, những ngành nghề như: Ươm tơ, dệt may, mây tre đan, trạm khắc gỗ, thêu ren… nằm rải rác ở khắp các xã, thị trấn. Những nghề này chủ yếu thu hút lực lượng lao động tự do, những lúc nông nhàn họ tham gia sản xuất để tăng thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhưng cũng có một số làng nghề nổi tiếng như: Ươm tơ ở làng Cổ Chất – xã Phương Định; trạm khắc gỗ ở Trung Lao – xã Trung Đông, mây tre đan ở xã Trực Tuấn,… toàn bộ lao động tự do trong khu vực này tham gia làm nghề truyền thống, họ không làm nông nghiệp hoặc nếu có làm thì đến ngày thu hoạch họ thêu lao động khu vực khác, công việc chính của họ là làm nghề thủ công truyền thống. Còn lại, ở những khu vực khác lao động tự do làm thêm các ngành nghề này quanh năm nhưng đến mùa vụ nông nghiệp họ lại nghỉ vài ngày và khi xong họ lại trở lại làm những công việc kia. Chính vì luân phiên có công việc làm như vậy cho nên tính bình quân toàn huyện tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đạt tới 81% (theo số liệu thống kê năm 2015). Và theo số liệu của phòng Nội vụ LĐTBXH những ngành nghề này thu hút khoảng 34% dân số cả huyện. Có một ưu điểm ở đây là: Những ngành nghề này nhẹ nhàng, dễ làm nên thu hút được nhiều tầng lớp lao động tham gia (cả người già, trẻ em – những người ngoài độ tuổi lao động). Ngoài ra, trong huyện còn có một số ngành như trồng cây cảnh, vật nuôi cảnh… sản phẩm làm ra được nhiều nơi ưa chuộng do hiện nay trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh là một thú chơi rất phổ biến. Đây chính là lợi thế để phát triển và mở rộng ngành. Kể đến nữa là những người bán hàng, bán lẻ, sửa chữa xe máy, xe đạp, đồ điện tử… Người lao động làm công việc này nằm rải rác ở khắp mọi khu vực trong huyện, đặc biệt những nơi gần chợ tiện đường giao thông, gần trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện.
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Trực Ninh nổi tiếng với ngôi chùa Cổ Lễ được công nhận là di tích lịch sử và đưa vào sử dụng như một khu du lịch sinh thái. Ở các xã cũng có những đền, chùa, nhà thờ hàng năm tổ chức các lễ hội dân gian rất phong phú, đa dạng đem lại những nhu cầu về tinh thần không nhỏ cho dân cư trong huyện. Tổng kết cuối năm 2015 cho thấy có 341 làng đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa. Đây là thành quả của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của
nhân dân các đơn vị này, góp phần không nhỏ trong việc đưa đời sống dân cư tiến lên.
Huyện Trực Ninh cũng nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có nhiều trường chuyên ở cả 3 cấp. Hàng năm tính trung bình tỷ lệ tốt nghiệp của toàn huyện đạt trên 95%, số học sinh - sinh viên theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng gia tăng, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 lên đến 55% và trên 80% học sinh học hết trung học cơ sở đều có xu hướng học tiếp lên cấp 3. Đây là điều đáng mừng cho Trực Ninh trong việc đầu tư cải tạo chất lượng nguồn vốn nhân lực.
Về y tế: Với một bệnh viện thị trấn, trạm y tế của các xã và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, hàng năm các cơ sở này phục vụ được khoảng 755 nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, bệnh viện thị trấn ngoài điều trị tây y còn có cả đông y với những bài thuốc quý mà nguyên liệu được trồng ngay tại cơ sở, giá rẻ phù hợp với điều kiện của những người dân nghèo. Cùng với sự nhiệt tình, tận tụy của các y bác sỹ cho nên viện ngày càng nhận được lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân.
Với một bề dày lịch sử lâu đời và những đức tính tốt đẹp, biết chia sẻ, nhường nhịn, cùng nhau vươn lên nên trong các mảng văn hóa, y tế, giáo dục Trực Ninh đã đạt được nhiều thành tựu, các đơn vị hàng năm đều nhận được cờ thi đua khen thưởng của tỉnh. Và một điều đáng chú ý hơn cả là đời sống nhân dân được cải thiện trông thấy, kinh tế - văn hóa - xã hội đều có những thay đổi tích cực đáng mừng.
3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề ở địa phương rút ra từ đặc điểm tự nhiên, kinh hiện chính sách đào tạo nghề ở địa phương rút ra từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên đã tác động không nhỏ đến hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề có những mặt thuận lợi và cả khó khăn.
3.1.3.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Trực Ninh là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Chính vì thế những lớp học nghề về nông nghiệp sẽ có điều kiện phát huy được hiệu quả khi địa phương có những điều kiện thuận lợi như vậy.
Thứ hai, địa phương có trục đường quốc lộ 21 đi qua là con đường nối với các tỉnh thành lân cận như Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội và là tuyến đường đi qua của các huyện như TP. Nam Định, huyện Nam Trực, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu cùng với các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật đang ngày càng hoàn thiện sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn, mở rộng hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa. Người lao động sau khi đào tạo sẽ có những thuận lợi nhất định khi sản phẩm sản xuất ra có cơ hội được trao đổi mua bán một cách nhanh chóng tạo ra hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Thứ ba, hiện nay đời sống người lao động trên địa bàn đang ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng cao, từ đó nhận thức của đại đa số người dân ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng ở địa phương ngày càng được đổi mới, giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống đài truyền thanh phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ lãnh đạo ngày càng được bổ xung và có trình độ chuyên môn vững vàng. Là một trong những yếu tố nhằm thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.
3.1.3.2. Khó khăn
Thứ nhất, Trực Ninh nằm ở phía Đông bắc bộ chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất các trận bão trong năm. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất trong phát triển sản xuất của người lao động trên địa bàn. Những nghề nông nghiệp như (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…) phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. chính vì thế mà đã gây thiệt hại không nhỏ đến thu nhập của người dân ở địa phương.
Thứ hai, hệ thống thủy lợi nội đồng vẫn đang còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp nhất là nước tưới, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Trực Ninh là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Vì thế nhu cầu học nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển
làng nghề nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi và sản phẩm trên địa bàn ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì huyện Trực Ninh cũng là
một huyện tương đối rộng với diện tích tự nhiên là 143,5km2, dân số199.794
người gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn Cát Thành, thị trấn Cổ Lễ (Huyện lỵ). Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn địa bàn làm địa điểm nghiên cứu.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
Nghiên cứu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu trong đó: đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu mẫu là 03 xã Liêm Hải, Phương Định, Trung Đông là ba xã của huyện Trực Ninh có nhiều lao động nông thôn và có nhiều cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống. Về dung lượng mẫu: chọn ngẫu nhiên 90 hộ lao động trong một huyện có triển khai các chính sách đào tạo nghề.
3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu