Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.2.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và chính quyền
cần phải có những chính sách hỗ trợ cho người dân trên địa bàn về vốn, kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi. Đó sẽ là động lực cho sự thay đổi một cách bền vững cho kinh tế hộ của người dân các xã nói riêng và huyện Trực Ninh nói chung trong thời gian tới.
4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Qua khảo sát thực tế ở địa bàn, chúng tôi nhận thấy rằng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương, xét từ nhiều phương diện thì việc triển khai thực hiện chính sách ở huyện Trực Ninh chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố được thể hiện cụ thể thông qua các yếu tố dưới đây.
4.2.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và chính quyền địa phương địa phương
Từ sự chỉ đạo của Thường trực từ tỉnh ủy và UBND huyện Trực Ninh, Phòng LĐTBXH phối hợp với các phòng ban liên quan đã triển khai xây dựng Đề án NTM trong đó có sự lồng ghép ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015. Trong đề án đã quy định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình xây dựng NTM và công tác đào tạo nghề của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, ban ngành đoàn thể, dự trù kinh phí, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà đề án đã đề ra.
Đề án đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai trên địa bàn huyện Trực Ninh thời gian qua đã và đang giải quyết được nhu cầu học nghề cho một bộ phận lao động ở địa bàn, theo thống kế thì số lượng lao động có nhu cầu học nghề qua khảo sát tính đến cuối năm 2015 là 4.065 người, đào tạo và chuyển giao KHKT cho 6.070 lao động trong thời ngắn hạn và sơ cấp và một số lao động không thuộc chương trình đào tạo của Đề án 1956 chủ yếu là tập huấn kiến thức nhà nông và chuyển giao kỹ thuật một số ngành tiểu thủ công nghiệp…. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tại nông thôn, góp phần chuyển dịch một bộ phận lao động vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại, giải quyết một phần nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của người dân và địa phương trong thời gian vừa qua. Tuy
nhiên, cũng phải thừa nhận bên cạnh thành công ấy cũng còn không ít bất cập. Thực tế qua khảo sát cho thấy cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo, tàn tật, mất đất canh tác, có công với cách mạng đang còn chậm, chỉ có 10% số lao sau khi học nghề được giới thiệu việc làm và hỗ trợ vay vốn sản xuất. Trong khi đó các đối tượng người học như cận nghèo và đối tượng khác không được hưởng. Bởi vậy trong khi áp lực về kinh tế, nhiều người có nhu cầu nhưng vẫn chưa có điều kiện để tham gia các khóa đào tạo nghề.
Đối với các cơ sở ĐTN trên địa bàn huyện Trực Ninh, cũng nhận được sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Hằng năm cơ sở dạy nghề GDTX-DN huyện và các cơ sở khác được thụ hưởng nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước theo nguồn kinh phí của Đề án 1956 tính đến năm 2014 trung tâm đã được hỗ trợ 1,5 tỷ đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên kinh phí hỗ cho đào tạo nghề chưa cao, mới chỉ đáp ứng được một phần những chi phí cơ bản, kinh phí cho công tác tuyên truyền, khảo sát còn hạn chế, trong khi nhu cầu đào tạo còn rất lớn.
Hiện nay sự liên kết giữa Phòng LĐ-TB&XH với các cơ sở đào tạo nghề như Trường trung cấp nghề Đại Lâm; Trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định; Trung tâm giới thiệu việc làm, trường cao đẳng nghề Vinatex và công ty Sông Hồng vẫn mang tính tự phát do chính nhu cầu của các doanh nghiệp muốn tuyển lao động qua đào tạo. Huyện chưa ban hành văn bản pháp luật nào quy định và ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nghề.
Một tồn tại khác đó chính là sự thiếu thực tiễn trong công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề (qua một số ý kiến của lao động cho rằng việc tuyển sinh thông qua một số cá nhân tại địa phương, không kiểm tra giám sát dẫn đến chất lượng đào tạo nghề chưa cao), cán bộ địa phương kiêm nhiệm quá nhiều lĩnh vực, chưa có chuyên môn về công tác đào tạo nghề (100% cán bộ xã cho rằng kiến thức liên quan đến đào tạo nghề còn kém) nên dẫn đến tình trạng đào tạo không đi đôi với giải quyết việc làm, từ đó mục tiêu cải thiện điều kiện sống cho nông dân cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương chưa được tốt. Trình độ nhận thức của người lao động cũng chưa đáp ứng được về mặt yêu cầu kỹ năng nghề một cách tốt nhất.