Tăng cường nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 99 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

4.3.5. Tăng cường nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

địa bàn

Để thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, cần có sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong cộng đồng. Cái được lớn nhất của chính sách này chính là lợi ích cho chính bản thân người được đào tạo nghề và những nhà tuyển dụng lao động. Khi họ nhận ra được lợi ích thực sự của hoạt động này thì họ sẽ hưởng ứng nhiệt tình hơn. Chính vì thế nguồn lực huy động từ dân và các doanh nghiệp bao gồm các nguồn sau:

- Huy động nguồn lực từ tại chỗ: Các lớp học nghề được triển khai tại địa phương, người dân có thể đóng góp máy móc nông nghiệp, các vật nuôi để các học viên có thể thực hành, tiết kiệm chi phí mua các thiết bị và vật nuôi để sử dụng làm thí nghiệm và thực hành. Đây là một hình thức cho thấy được ý nghĩa nhân văn cao đẹp và đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập.

- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp: nguồn lực từ các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn và ngoài xã hội là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và Đề án đào tạo nghề nói riêng. Nguồn

lực đào tạo nghề hiện nay chủ yếu là từ nguồn ngân sách Trung ương rót xuống, thực tế nhu cầu học nghề ngày càng nhiều. Vì thế địa phương cần nhanh chóng triển khai thu hút nguồn lực từ nhiều phía nhằm thực hiện tốt chính sách này. Huyện Trực Ninh cần kêu gọi các doanh nghiệp ở trong và ngoài địa phương tăng cường hợp tác, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp đào tạo nghề mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, khi đó lực lượng lao động sau đào tạo này sẽ được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Qua đó một mặt doanh nghiệp sẽ tìm được những lao động đạt yêu cầu vào làm việc cho mình và thứ hai là chính quyền xã, huyện, Nhà nước sẽ giảm được một phần chi phí cho công tác đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho những lao động này sau khi đào tạo.

- Địa phương cần kiến nghị với tỉnh Nam Định, tăng cường nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nguồn kinh phí cho khâu khảo sát học nghề, tổ chức đào tạo, mua các thiết bị máy móc cần thiết phục vụ cho đào tạo nghề lưu động tại địa phương.

- Đối với trung tâm GDTX và các cơ sở tham gia đào tạo cần kiến nghị với huyện Trực Ninh, UBND tỉnh Nam Định tăng cường nguồn lực để tiến hành đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chỉ có nâng mức đầu tư thì trung tâm mới có điều kiện đổi mới chương trình, trang thiết bị và xây dựng thêm các cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, đặc biệt là hệ thống lớp học, chỗ làm việc cho giáo viên, hệ thống thư viện, thiết bị thực hành.

Tóm lại, nguồn lực tài chính đầu tư cho đào tạo nghề cần huy động từ nhiều phía: từ ngân sách Nhà nước, ngân sách từ Tỉnh, huyện và sự tham gia đóng góp từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, tổ chức hợp tác quốc tế… Mặt khác cần có cơ chế phân bổ tài chính hợp lý và hiệu quả đặc biệt là chú ý đến các xã nghèo và các xã đang tiến hành thí điểm NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)