LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH 4.1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Trực Ninh
Triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020". Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Huyện uỷ, UBND huyện xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở, được cụ thể hoá bằng các nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của UBND huyện.
Cho tới nay, Phòng Lao động – TB&XH đang triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đang mang lại nhiều kết quả khả quan:
- Bình quân mỗi năm:
+ Dạy nghề cho khoảng 1000 lao động nông thôn.
+ Đào tạo và bồi dưỡng từ 84-120 cán bộ, công chức cấp xã.
Bảng 4.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề
Chỉ tiêu/Năm ĐVT 2013 2014 2015
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo % 54 57 58,5
Tỷ lệ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng % 66 72 78
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
4.1.2. Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề
Triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020".
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do đồng chí Phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội làm trưởng ban, Phó ban thường trực là đồng chí Trưởng phòng Lao động - TB&XH, thành viên là các đồng chí trưởng các phòng, ban ngành, đoàn thể liên quan của huyện. Ban chỉ đạo đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và chương trình dài hạn đến năm 2020.
Ban chỉ đạo huyện thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" triển khai phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của UBND huyện tới các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và các xã, thị trấn; xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015.
Ban chỉ đạo của huyện đã giao cho Phòng Lao động-TBXH tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo của xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn của xã, thị trấn.
Sơ đồ 4.1. Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Trực Ninh
Huyện Trực Ninh đã thông báo kế hoạch tới Chủ tịch UBND các xã làm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng mảng công việc và phụ trách các thôn. Trong đó phó Chủ tịch xã, các ông bà phòng Lao động Thương binh - Xã hội, Chủ tịch HND, Chủ nhiệm HTX làm Ủy viên thực hiện công tác xây dựng, lên kế hoạch triển khai tuyên truyền, vận động, tổ chức
Trưởng ban chỉ đạo (Phó chủ tịch phụ trách VH-XH) UBND Xã Phó ban thường trực (Phòng LĐTBXH) Ban giám sát xã (Chủ tịch UBMTTQ) Uỷ Viên (Phòng LĐTBXH, chủ tịch HND, chủ nhiệm HTX)
Tiểu ban thôn ( các trưởng thôn)
dạy nghề và làm việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm GDTX-DN ở huyện Trực Ninh, các tổ chức đoàn thể và các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn.
Bên cạnh đó thành lập Ban giám sát xã do Chủ tịch UBMTTQ xã làm Trưởng ban chịu trách nhiệm phụ trách công tác, tuyên truyền tư vấn, quản lý và giám sát quá trình học và dạy nghề ở từng xã.
Thành lập tiểu ban thực hiện chính sách các thôn do các Trưởng thôn là Trưởng tiểu ban, chịu trách nhiệm tư vấn, tuyên truyền và thực hiện quá trình tuyển sinh, hướng dẫn người dân trong quá trình học nghề. Trong quá trình làm việc các Trưởng thôn kết hợp với các cán bộ của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, HTX, các cán bộ cấp xã và các cơ sở dạy nghề tiến hành khảo sát, tuyển sinh người lao động ở địa phương.
Quy trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh đã tiến hành triển khai chính sách ĐTN theo Đề án 1956 của TTg-CP. Là một huyện được ưu tiên về nhiều mặt, công tác lựa chọn đối tượng học nghề do chính địa phương lựa chọn. Quy trình đổ chức thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn huyện được thể hiện thông qua 7 bước như sau:
Bước 1: Nhận quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định, huyện uỷ và UBND huyện đã lên kế hoạch triển khai thực hiện. Huyện đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện, tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bước 2: UBND huyện thông báo, gửi văn bản hướng dẫn tới UBND các
xã trên địa bàn huyện phối hợp cùng các ban ngành liên quan tuyên truyền đến người dân thông qua loa, họp dân, hoặc trực tiếp qua từng hộ, khảo sát nhu cầu học nghề theo sự hướng dẫn của xã.
Bước 3: Người lao động trên địa bàn nắm bắt thông tin về học nghề, sau đó những lao động này đăng ký qua trưởng thôn, qua các hợp tác xã, hội Nông dân.
Bước 4: Sau khi có được danh sách về lao động học nghề, các trưởng thôn, các Chủ nhiệm HTX, Chủ tịch Hội Nông dân sẽ gửi danh sách các học viên lên xã.
Bước 5: Xã rà soát lại xem những ngành nghề nào đủ chỉ tiêu sau đó quyết định mở lớp đào tạo, gửi danh sách lên phòng LĐ-TB&XH huyện Trực Ninh
Bước 6: Huyện nhận được danh sách sẽ gửi lên Sở LĐTBXH để đăng ký chỉ tiêu, Sở LĐ-TB&XH và UBND Huyện trực tiếp triển khai kết hợp với Trung tâm GDTX-DN huyện, các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề và các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tổ chức đấu thầu để lực chọn các đơn vị có năng lực dạy nghề.
Bước 7: Các tổ chức sau khi trúng thầu (Trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định, trường trung cấp nghề Đại Lâm, trường trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghiệp Nam Định, trung tâm giới thiệu việc làm Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định, trung tâm dạy nghề, trung tâm khuyến nông của huyện...) cử cán bộ giảng dạy, xuống trực tiếp địa phương thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động.
4.1.3. Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm đối với người lao động là hoạt động đầu tiên trong các hoạt động theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, cùng với các kế hoạch số: 119/KH-UBND ngày 16/12/2011 về đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2012, Quyết định số: 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nam Định về kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đây là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Các Phòng (Nội vụ, NN&PTNT, Thông tin Truyền thông, Công thương, LĐ- TB&XH) đã chỉ đạo các cơ quan thông tin của ngành có những chuyên mục, ấn phẩm chuyên đề, chuyên trang tuyên truyền, tư vấn về học nghề cho LĐNT; Phòng LĐTB&XH tổ chức Hội thảo “Báo chí với công tác truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nông thôn” với sự tham gia của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Các báo, đài của Tỉnh đã có những bài viết, bản tin, phóng sự giới thiệu về chính sách của Đề án và tình hình thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT. Đài Truyền hình Nam Định, Đài phát thanh huyện Trực Ninh và đài phát thanh của UBND các xã; Báo Nam Định, Báo thanh niên, Tạp chí Nông thôn mới, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Lao động xã hội, Báo Giáo dục Thời đại, Tạp chí Lao động xã hội, Bản tin
Công nghiệp và Thương mại và cổng thông tin điện tử của UBND huyện Trực Ninh... có chuyên mục, ấn phẩm chuyên đề, chuyên trang phản ánh về các hoạt động của Đề án. Phòng LĐ - TB&XH đã tổ chức tập huấn về kỹ năng tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện Đề án, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho LĐNT đối cán bộ phòng dạy nghề của Phòng LĐ - TB&XH, cán bộ làm công tác LĐTB&XH ở xã và các CSDN tham gia dạy nghề cho LĐNT. Hội Nông dân đã xây dựng, in ấn và phát hành các bộ tài liệu tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền viên và tư vấn việc làm cán bộ Hội Nông dân các cấp.
Huyện Trực Ninh đã thông báo, gửi hướng dẫn tới UBND các xã, kết hợp với các tổ chức HTX, Hội Nông dân, các Trưởng thôn, cùng với hệ thống đài truyền thanh xã thông tin đến người dân về nội dung chính sách đào tạo nghề. Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho người lao động trên địa bàn; Chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Vai trò của học nghề đối với giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động sau khi được đào tạo; Tư vấn học nghề cho người dân trên địa bàn, những lợi ích thiết thực khi tham gia khóa đào tạo; Các mô hình dạy nghề tốt, các tấm gương học nghề tự tạo việc làm, hiệu quả từ các mô hình sản xuất ở các địa phương.
Qua khảo sát tại địa phương, chúng tôi nhận thấy rằng các hình thức tuyên truyền diễn ra rất đa dạng được thể hiện qua bảng 4.2. Hình thức tuyên truyền chủ yếu ở địa phương là thông qua Trưởng thôn chiếm 78,89% số người được phỏng vấn; trong khi đó hình thức thông qua họp dân cũng chiếm đa số là 66,67%; một kênh không kém phần quan trọng mà theo 48,89% ý kiến cho rằng họ nghe thông tin qua đài truyền thanh xã; bên cạnh đó còn có hình thức như thông qua Hội nông dân chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên ngoài những hình thức tuyên truyền chủ yếu trên thì còn có một số hình thức khác như qua bạn bè, người thân kênh này chiếm khoảng 17,78%. Từ trên chúng ta thấy rằng người lao động đang được tiếp cận với đào tạo nghề thông qua rất nhiều hình thức nhưng
chủ yếu là qua hai hình thức là thông qua Trưởng thôn và họp dâncủa các xã. Từ
đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức của người dân, cũng như Chính quyền địa phương về công tác đào tạo nghề, nhằm thay đổi cuộc sống của người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Bảng 4.2. Hình thức tuyên truyền về ĐTN ở các xã trên địa bàn huyện Trực Ninh
STT Các hình thức tuyên truyền Số ý kiến (n=90) Tỷ lệ (%)
1 Thông qua Trưởng thôn 71 78,89
2 Thông qua họp dân 58 66,67
3 Thông qua đài phát thanh xã 44 48,89
4 Thông qua đoàn thể 27 30
5 Khác 16 17,78
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Tuy nhiên hoạt động tuyên truyền trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế là: Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT có nơi chưa tới thôn và người LĐNT; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp.
4.1.4. Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh huyện Trực Ninh
4.1.4.1. Lựa chọn đối tượng đào tạo nghề
Việc lựa chọn đối tượng học nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo nghề. Theo Đề án 1956 Nhà nước khuyến khích các đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, sẽ được hưởng những trợ cấp trong quá trình đào tạo. Địa phương đã lên kế hoạch triển khai tiến hành lựa chọn đối tượng tham gia các lớp học nghề. Các thông tin được thông báo qua các văn bản gửi về UBND các xã, các bản tin trên đài phát thanh của huyện và các xã, thông báo về những thông tin các ngành nghề mà Huyện tổ chức mở lớp để người lao động ai có nhu cầu về ngành nghề nào thì đăng ký với Trưởng thôn, các HTX, Hội Nông dân để tham gia khóa đào tạo. Các phương thức để lựa chọn lao động đào tạo nghề chủ yếu ở địa phương được thể hiện qua hình 4.1 như sau:
Tại địa phương hình thức được địa phương thông báo và người dân trên địa bàn đi đăng ký được lựa chọn chiếm 56,67% số ý kiến người lao động, do địa phương và đoàn thể chỉ định chỉ chiếm 30% (ở đây các đối tượng chủ yếu là trong Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…), một thực tế khá tốt so với các địa phương khác tỷ lệ lao động tự đi đăng ký ở cơ sở đào tạo chiếm tới 13,33% điều này cho thấy được nhận thức của người dân trên địa bàn là khá tốt so với trung bình trung của một số địa phương trong cả nước chỉ là 3,3% (Phòng LĐ- TB&XH, 2015). Qua đó thấy được vai trò của công tác tuyên truyền và vận động của địa phương đã thực hiện khá tốt quy trình này.
30%
56.67% 13.33%
Phương thức người lao động được lựa chọn học nghề
Điạ phương (Đoàn thể) chỉ định ĐP thông báo người LĐ đăng ký học Tự đăng ký tại cơ sở đào tạo
Biểu đồ 4.1. Phương thức lựa chọn người lao động đào tạo tại huyện Trực Ninh
Theo Đề án 1956 về ĐTN cho lao động nông thôn khuyến khích những lao động trong độ tuổi lao động, có trình độ có sức khỏe và học vấn phù hợp với nghề cần học, ưu tiên những lao động thuộc diện được hưởng chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Thực tế từ bảng 4.3 cho ta thấy ở địa phương tỷ lệ lao động thuộc đối tượng chính sách là 35,8%, cận nghèo là 26,3%