Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
4.3.4. Nâng cao trình độ và năng lực cán bộ địa phương
Qua phân tích thực trạng cán bộ huyện Trực Ninh và xã Liêm Hải cho chúng ta thấy, 100% số ý kiến của cán bộ cho rằng năng lực và kiến thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn đang còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó số lượng cán bộ cấp xã hiện nay trình độ trình độ trung cấp chiếm 48%, điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến năng lực và công việc của cán bộ địa phương. Trong quá trình khảo sát nhu cầu học nghề, nhiều cán bộ vẫn chưa nắm bắt rõ được vai trò của chính sách ĐTN nên nhiều khi vẫn chưa giải thích để người dân hiều rõ được, từ đó dẫn đến hiệu quả của quá trình khảo sát chưa cao. Cán bộ xã chính là những người nắm rõ và hiểu được người dân ở trên địa bàn hơn ai hết. Vì thế để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề trên địa bàn trong thời gian tới địa phương cần chú trọng đến một số nội dung sau:
- Tăng cường công tác đào tạo tâp huấn đội ngũ cán bộ xã, thôn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và kiến thức về công tác đào tạo nghề. Hiện tại phần lớn cán bộ ở 3 xã Liêm Hải, Trung Đông và Phương Định
chưa được đào tạo một cách bài bản về quản lý dạy nghề và quản lý kinh tế, vì thế mà việc bồi dưỡng là cần thiết cho đội ngũ này. Hoạt động này được triển khai thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kết hợp với các trường dạy nghề để triển khai thực hiện công tác này.
- Hàng tuần tổ chức, giao ban họp và rút ra kinh nghiệm và những vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết trong thời gian sớm nhất để đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
- Thường xuyên tổ chức tham quan cho các cán bộ đến các địa phương khác học hỏi kinh nghiệm trong khâu tổ chức và thực hiện chính sách đào tạo nghề, học hỏi kinh nghiệm các mô hình dạy nghề hiệu quả để có thể áp dụng được vào địa phương.
Để có nguồn lực thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ địa phương, huyện cần phải chi tiêu công một cách hợp lý, kiến nghị với tỉnh Nam Định tăng cường bổ xung thêm nguồn kinh phí để đào tạo. Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của xã thu được một cách hợp lý, từ đó sử dụng một phần phục vụ cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ các xã trong thời gian tới.