Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn lao động nông thôn
Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước, đào tạo nhân lực cho nông nghiệp, nông dân không nằm ngoài chiến lược này. Chính sách cho giáo dục và đào tạo đã bao hàm những điểm chung nhất cho việc đào tạo nhân lực, trong đó có đào tạo nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Song với đặc thù nông thôn, nông nghiệp có những đặc điểm riêng, với yêu cầu bức thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay, BCH Trung ương đã có Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành chương trình MTQG về ĐTN, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo 01 triệu LĐNT, đảm bảo thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác ĐTN. Mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ LĐNT còn khoảng 30%, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đạt 50%, nông dân được đào tạo có trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chín trị, đóng vai trò làm chủ NTM.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hànhTrung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nghị quyết này, chủ trương về đào tạo nhân lực đã được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng một triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”.
động nông thôn đến năm 2020”. Chính sách này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009. Theo Chính sách này, công tác đào tạo nghề cho nông dân mang tính toàn diện: đảm bảo đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nông thôn, nông nghiệp, cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển của đất nước, dần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tích cực, từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đồng thời có cơ cấu lao động hợp lý khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (như mục tiêu mà Đảng và nhà nước đề ra).
Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đề án có 3 chính sách gồm: chính sách đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, (chia thành 3 nhóm đối tượng, mức hỗ trợ tùy theo nhóm đối tượng, tối đa từ 2 đến 3 triệu đồng/người/khóa học); chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT (hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chương trình giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề). Đề án đề ra 5 giải pháp và 2 hoạt động chính để thực hiện các chính sách trên. Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, để thực hiện hai hoạt động gồm: Đào tạo nghề cho LĐNT: 24.694 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 1.286 tỷ đồng.
Có thể nói đây là đề án được thực hiện dài hơi, có mục tiêu rất rõ ràng và lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện. Quyết định này đưa ra các nhóm giải pháp và tổ chức hành động mang tính liên kết với các chính sách khác trước đó về đào tạo nghề.
Trong thời gian đó thì Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn ra quyết định 2780/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 10 năm 2010 phê duyệt dự án “Thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 11 xã thí điểm mô hình NTM”. Với mục tiêu của dự án: Thông qua “Dự án thí điểm đào tạo nghề cho nông dân năm 2010 tại 11 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới” rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất phương pháp, điều kiện dạy và học; nhân rộng mô