9. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.4.1. Khái niệm về giáo viên:
Theo Luật Giáo dục [39]: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”. Như vậy, giáo viên là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Theo đó, GV thực hiện nhiệm vụ lao động nghề nghiệp tại các trường tiểu học được gọi là giáo viên tiểu học.
1.2.4.2. Giáo viên tiểu học:
Giáo viên tiểu học là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
1.2.4.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học
* Khái niệm về đội ngũ:
chức năng và nghề nghiệp”.
Bên cạnh đó “Đội ngũ được sử dụng khá rộng rãi và dùng để chỉ các tổ chức trong xã hội như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ thanh niên, đội ngũ tình nguyện viên,… Đó là sự gắn kết những cá thể với nhau, hoạt động theo sự phân công, hợp tác lao động, là những người có chung mục đích, lợi ích và ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý.
* Khái niệm đội ngũ giáo viên tiểu học:
Theo Luật Giáo dục: “Đội ngũ giáo viên tiểu học là tập hợp những nhà giáo, những chuyên gia, các nhà sư phạm có đầy đủ tiêu chuẩn nhà giáo đã và đang giảng dạy trong cơ sở giáo dục tiểu học, có khả năng cống hiến tài năng, sức lực của họ cho sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục”.
Trong trường tiểu học, tập thể sư phạm là tổ chức của tập thể những người hoạt động lao động sư phạm. Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có phương pháp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Tập thể giáo viên tiểu học là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất quyết định đến chất lượng giáo dục và mục tiêu, sứ mạng trong nhà trường.
1.2.4.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Phát triển ĐNGVTH có thể được coi là khái niệm được thu hẹp từ khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là: Ngoại diên của khái niệm thu hẹp lại, chủ yếu giới hạn trong phạm vi đội ngũ lao động sư phạm đang làm việc tại các trường tiểu học với một chuyên môn xác định, với một giới hạn nhất định về số lượng.
Phát triển ĐNGVTH là tạo ra một ĐNGVTH đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ, được đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh), trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của nhà trường cũng như các yêu cầu của giáo dục tiểu học.
Phát triển ĐNGVTH là quá trình tiến hành các giải pháp quản lý nhằm xây dựng ĐNGVTH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững mạnh về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề... đáp ứng chuẩn nghề nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý của nhà trường. Đây cũng là quá trình làm cho ĐNGVTH học biết đoàn kết và đủ điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường, tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu của nhà trường; giúp họ thấy được sự phát triển của cá nhân gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của nhà trường. Nói một cách khác, phát triển ĐNGVTH phải tạo ra sự gắn bó giữa xây dựng chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý; tạo môi trường thuận lợi cho ĐNGVTH phát triển và đánh giá ĐNGVTH một cách chính xác, khách quan.
giáo dục. Đó chính là sự vận động phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở ổn định, bao gồm sự phát triển toàn diện người giáo viên với tư cách con người, là thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên môn trong hoạt động sư phạm và giáo dục. Kết quả công tác phát triển ĐNGVTH phải bao gồm không chỉ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là sự thỏa mãn của cá nhân, sự tận tụy của người giáo viên đối với nhà trường, có sự thăng tiến của cá nhân người giáo viên trong sự phát triển của nhà trường.
Phát triển ĐNGVTH có thể xem như một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện hay thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ, làm cho ĐNGVTH không ngừng phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu dạy học trong trường tiểu học trong xu hướng hội nhập, tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các nước tiên tiến. Phát triển ĐNGVTH được xem như một quá trình tích cực mang tính hợp tác cao, trong đó người giáo viên tự phát triển sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về mặt nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân người giáo viên trong sự hòa hợp cùng phát triển với nhà trường.