Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My,

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 101 - 106)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh

3.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My,

My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp các trường Tiểu học, TH&THCS huyện Bắc Trà My xây dựng đội ngũ GVTH đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định Luật Giáo dục 2019; có phẩm chất chính trị, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức đào tạo đội ngũ GVTH đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức và tham gia bồi dưỡng các mô đun trong CTGDPT 2018 cho GVTH.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

* Tổ chức công tác đào tạo đội ngũ GVTH đạt chuẩn trình độ được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019: Tổ chức đào tạo GVTH là nhiệm vụ thường xuyên của cấp quản lý nhằm nâng chuẩn trình độ được đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và thích ứng với đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Công tác đào tạo đối với đội ngũ GVTH trước đây phần lớn là đào tạo đạt chuẩn (Trung cấp), nâng chuẩn (Cao đẳng trở lên) theo quy định tại Luật Giáo dục 2005. Tuy nhiên, Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của GVTH là Cử nhân. Vậy nên một số GVTH trước đây có trình độ đào tạo là Trung cấp và Cao đẳng (trên chuẩn) thì hiện nay lại là đối tượng chưa đạt chuẩn. Tồn ngành giáo dục hiện cịn 81 GVTH có trình độ đào tạo dưới chuẩn theo quy định, trong đó có 44 GV thuộc diện thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ được đào tạo theo Nghị định 71/2020/NĐ- CP của Chính phủ. Để cơng tác đào tạo lại của GV được thực hiện tốt, Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học cần thực hiện một số công việc sau:

- Đối với các trường học:

Tổ chức triển khai đầy đủ các văn bản pháp luật mới quy định về tiêu chuẩn của GVTH (Luật Giáo dục 2019), lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GVTH (Nghị định 71/2020/NĐ-CP; Kế hoạch của UBND tỉnh, KH của UBND huyện về thực hiện NĐ 71).

Tổ chức tuyên truyền, vận động nhà giáo tham gia đào tạo theo yêu cầu. Tạo điều kiện về thời gian để GVTH tham gia đào tạo đầy đủ. Rà soát, tổng hợp và báo cáo số lượng GVTH chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo về Phịng GD&ĐT huyện.

- Đối với Phòng GD&ĐT:

+ Rà soát, tổng hợp số lượng GVTH chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định;

+ Xây dựng kế hoạch nâng chuẩn trình độ được đào tạo của GVTH theo lộ trình nghị định 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo đến năm 2025, 100% GVTH đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

+ Đề xuất UBND tỉnh, UBND huyện bố trí nguồn học phí để hỗ trợ cho GVTH tham gia đào tạo lại;

+ Đề xuất mở các lớp đào tạo tại địa phương để thuận tiện cho giáo viên vừa làm vừa đào tạo đạt chuẩn;

+ Liên kết với các trường đào tạo để mở lớp (nếu được UBND tỉnh giao quyền) và đề xuất các hình thức đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn: Ví dụ: đào tạo tập trung (dịp nghỉ hè, khi không thực hiện giãn cách trong phòng, chống dịch Covid-19); đào tạo trực tuyến (ngày nghỉ cuối tuần trong năm học hoặc thời gian thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19). Tuy nhiên việc đào tạo trực tuyến cũng cần phải thực hiện nghiêm túc giữa người dạy và người học. Vì vậy cần có sự giám sát chặt chẽ của những người có trách nhiệm để việc đào tạo có hiệu quả, thực chất như: Thành lập Ban Tổ chức lớp học, phân công trách nhiệm từng thành viên.

+ Cập nhật, theo dõi thường xuyên kết quả đào tạo của GVTH làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại GV hàng năm và tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV về UBND huyện, Sở GDĐT.

Tóm lại, để công tác đào tạo ĐNGVTH thực hiện hàng năm đạt hiệu quả, Phòng GD&ĐT phải chủ động trong khâu rà sốt, đánh giá thực trạng về trình độ đào tạo của đội ngũ, đối chiếu với tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định hiện hành và tổng hợp đề xuất với các cấp quản lý thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn cho GV (xây dựng kế hoạch cụ thể). Đối với GV dạy môn Tiếng Anh, để đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp theo quy định, Phòng GD&ĐT căn cứ các Đề án, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để tham mưu thực hiện theo lộ trình phù hợp nhằm đảm bảo 100% GV tiếng Anh được bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh B2 trở lên. Bên cạnh, Phòng GD&ĐT và các trường Tiểu học thực hiện tốt công tác động viên, khuyến khích để GV tích cực tham gia đào tạo lại đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay. Để tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia đào tạo lại, Phòng GD&ĐT tham mưu các cấp bố trí nguồn kinh phí NSNN chi hỗ trợ học phí để khuyến khích GV tham gia nâng chuẩn trình độ được đào tạo theo quy định. Cơng tác đào tạo cũng cần chú trọng đổi mới nội dung, phương thức cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao và thuận tiện trong quá trình cho GV vừa làm, vừa học.

* Tăng cường tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVTH: Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVTH là việc làm thường xuyên, bắt buộc đối với nhà giáo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ để đảm bảo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVTH và đáp ứng vị trí việc làm. Đặc biệt trong giai đoạn

đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới thì việc tổ chức bồi dưỡng các năng lực và phẩm chất cho GVTH là vấn đề cấp thiết. Nội dung BDTX cho GVTH được thực hiện theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT. Công tác bồi dưỡng cần phải được thực hiện liên tục, thường xuyên trong năm học; cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nội dung, hình thức tổ chức, tính tốn khoa học để vừa đảm bảo điều kiện cho GVTH tham gia bồi dưỡng vừa không ảnh hưởng chương trình giảng dạy của các trường học; cần đảm bảo có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình tổ chức của cấp quản lý để đem lại kết quả tốt hơn. Để việc bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH đạt hiệu quả, cần chú trọng đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng

nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTH. Cần

bám sát các yêu cầu về nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng và cách đánh giá kết quả theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên. Cụ thể:

- Đa dạng hố các hình thức tổ chức BDTX: Có thể sử dụng 3 loại hình tổ chức BDTX cho đội ngũ GVTH gồm: BDTX tập trung, từ xa và bán tập trung. Mỗi hình thức tổ chức đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy khi tổ chức bồi dưỡng cần xác định những nội dung trọng tâm và điều kiện thực tiễn để phân tích tỉ mỉ những mặt được, chưa được, lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao.

+ Đối với loại hình tổ chức tập trung: Một số nội dung quan trọng cần thực hiện bồi dưỡng tập trung như là hướng dẫn giáo viên tự học, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Đối với loại hình tổ chức từ xa: Một số nội dung bồi dưỡng cần thực hiện bồi dưỡng từ xa phải ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm online để tương tác. Hình thức này nếu sử dụng bồi dưỡng các nội dung liên quan về các quy định mới đối với nhà giáo (lý thuyết) và có thể sắp xếp vào các ngày nghỉ trong tuần sẽ góp phần tạo điều kiện cho đội ngũ GVTH tham gia đặc biệt đối với các GV công tác ở vùng sâu, vùng xa chỉ có ngày cuối tuần mới di chuyển về vùng thuận lợi (có hạ tầng cơng nghệ thông tin để sử dụng).

+ Đối với loại hình bán tập trung: Là khi vừa kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa (nếu nội dung vừa có thực hành và lý thuyết).

- Chuẩn bị tốt tài liệu BDTX: Tài liệu BDTX được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục; Tài liệu được biên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thực

hành; Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình BDTX và phù hợp với loại hình tổ chức BDTX.

- Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm: Kế hoạch BDTX của giáo viên và cơ sở giáo dục. Kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, loại hình tổ chức BDTX và kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên. Kế hoạch BDTX của giáo viên cần căn cứ vào nhu cầu về mô đun bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và hướng dẫn của cơ sở giáo dục nơi đang công tác; giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thời gian quy định (trước ngày 31 tháng 5 hằng năm); Kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục cần căn cứ hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý; Kế hoạch BDTX của giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường; Kế hoạch BDTX của Phòng Giáo dục và Đào tạo cần căn cứ hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục để sát với các nhiệm vụ năm học.

- Nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVTH phải bám sát theo Thông

tư 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành

chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng, bao gồm 03 Chương trình:

+ Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học (Chương trình bồi dưỡng 01): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thơng, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thơng.

+ Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (Chương trình bồi dưỡng 02): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xun (nếu có).

+ Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (Chương trình bồi dưỡng 03): Giáo viên tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

- Thực hiện đánh giá kết quả BDTX cho đội ngũ GVTH phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định: cần đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh; đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

- Xếp loại kết quả BDTX cho GVTH theo 2 mức: Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy

định của khóa bồi dưỡng; hồn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định; Không hồn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên khơng đáp ứng được các yêu cầu trên. Giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hồn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên theo các quy định hiện hành.

* Tổ chức và tham gia bồi dưỡng các mô đun trong CTGDPT 2018: Ngồi cơng tác BDTX cho GVTH, Phòng GD&ĐT thành lập đội ngũ GV cốt cán để cử đi bồi dưỡng các mô đun trong CTGD phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tập huấn và tổ chức triển khai đại trà cho đội ngũ GVTH (giai đoạn 2019-2021) với tổng cộng 09 mơ đun. Hình thức bồi dưỡng các mô đun trong CTGDPT 2018 cho ĐNGVTH thông qua bồi dưỡng trực tuyến, tự học và bồi dưỡng trực tiếp (GVCC, GV đại trà) nhằm đảm bảo thực hiện cuốn chiếu chương trình theo quy định. Đối với các lớp chưa thực hiện CTGDPT 2018, Phòng GD&ĐT cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GVTH đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tích cực theo Cơng văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ

GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng theo định hướng

phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Tóm lại, để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ GVTH và trên hết là đủ năng lực để triển khai thực hiện CTGDPT 2018, việc tổ chức bồi dưỡng thường xun theo Chương trình BDTX quy định tại Thơng tư 17/2019/TT-BGDĐT và bồi dưỡng 09 mô đun trong CTGDPT mới cho GV là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Công tác BDTX cần đổi mới phương thức, nội dung bồi dưỡng để phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xun, Phịng GD&ĐT cần rà sốt thực trạng, số lượng, nhu cầu bồi dưỡng của GVTH theo Chương trình bồi dưỡng 03 nhằm chuẩn bị các nội dung, hình thức, điều kiện bồi dưỡng một cách phù hợp và sát thực để trên cơ sở đó chỉ đạo các trường Tiểu học chủ động triển khai phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Trong giai đoạn hiện nay, việc đa dạng hố hình thức bồi dưỡng, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng trực tuyến đang được các cơ sở giáo dục lựa chọn đã trở thành hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phổ biến. Vì vậy, các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý cần linh hoạt trong các hình thức tổ chức bồi dưỡng để đem lại hiệu quả cao và tạo điều kiện cho GV rút ngắn thời gian đi lại để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn. Đối với nội dung bồi dưỡng, từ thực trạng của toàn ngành, những ưu điểm, tồn tại đang xảy ra có thể xây dựng các nội dung là những vấn đề ĐNGVTH thường mắc phải (việc vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm chính sách DSKHHGĐ, vi phạm quy chế tổ chức kiểm tra như bảo mật đề, xử lý

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 101 - 106)