Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 106 - 113)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh

3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc

Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm mục đích giúp cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học, TH&THCS huyện Bắc Trà My có biện pháp xây dựng môi trường làm việc để đội ngũ GVTH an tâm công tác, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Xác định những nội dung chủ yếu trong xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH.

- Biện pháp triển khai thực hiện xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH tại các trường Tiểu học, TH&THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

- Những nội dung thực hiện xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH phát triển: Môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH là tổng hồ các yếu tố tạo nên mơi trường làm việc tinh thần và môi trường vật chất trong các cơ sở giáo dục nhằm giúp cho GV có đủ điều kiện để phát triển bao gồm: chú trọng đến việc nâng cao năng lực của GV đảm bảo cho đội ngũ có năng lực cần thiết để hồn thành cơng việc được giao và tạo điều kiện cho đội ngũ GV được phát triển tối đa các năng lực cá nhân

của mình. Bên cạnh, việc tạo lập mơi trường, áp dụng các chính sách lương thưởng cơng bằng, hợp lý và việc chi trả kịp thời các chế độ, chính sách tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ đặc thù, đãi ngộ theo ngành nghề, khu vực, điều kiện làm việc,…cũng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, giúp cho nhà giáo phát triển hơn, cụ thể:

+ Chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp đãi ngộ, đặc thù đối với đội ngũ GVTH: Theo các quy định hiện hành, đội ngũ GVTH hiện nay ngoài việc được hưởng chế độ tiền lương theo ngạch, bậc của thang bảng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thì cịn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Quyết định 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và phụ cấp thâm niên nghề theo Nghị định 54/NĐ-CP của Chính phủ (được tính và chi trả theo bảng lương hàng tháng). Đối với những GV đang công tác ở các vùng ĐBKK theo quy định của Chính phủ còn được

hưởng các chế độ theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ

“Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP, đội ngũ GVTH được hưởng phụ cấp lâu năm, trợ cấp lần đầu và chuyển vùng, trợ cấp một lần khi chuyển ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, thanh tốn tiền tàu xe nghỉ lễ, tết, hè theo quy định, trợ cấp tham quan, học tập, học bồi dưỡng. Vì vậy, để thực hiện tốt các chế độ chính sách theo quy định cho đội ngũ GVTH, Phòng GD&ĐT thường xuyên chỉ đạo hiệu trưởng các trường Tiểu học thực hiện kịp thời chế độ tiền lương và các phụ cấp cho GV để đội ngũ an tâm cơng tác. Ngồi ra, đối với các khoản chế độ theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ cần xây dựng nhu cầu, dự toán hằng năm trên cơ sở đối tượng được hưởng của đơn vị để phòng TC-KH huyện tham mưu bố trí nguồn kinh phí chi trả đảm bảo, tránh việc chậm trễ cho ĐNGV như: kinh phí trợ cấp ban đầu, kinh phí chuyển vùng, …Tuy nhiên, hiện nay một số nội dung trợ cấp theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP chưa được thực hiện như: trợ cấp tàu xe cho GV về nghỉ lễ, tết và nghỉ hè, trợ cấp tham quan học tập, đào tạo bồi dưỡng, mua tài liệu để hỗ trợ học tiếng dân tộc, … Do đó, để các chính sách này được thực thi, cần tăng cừng đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền thực hiện. Phòng GD&ĐT là đầu mối tổng hợp đề xuất từ các cơ sở giáo dục tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí chi trả cho GV theo quy định.

+ Chế độ lương thưởng: Là chế độ cấp cho đội ngũ GV trong nguồn kinh phí chi tiết kiệm hàng năm, gọi là lương tháng 13. Hầu hết các trường học trên địa bàn huyện chưa thực hiện được chế độ lương thưởng cho GV do nguồn ngân sách chi thường xuyên của đơn vị chủ yếu là chi cho chế độ tiền lương, cịn rất ít kinh phí để chi các hoạt động chun mơn nên kinh phí tiết kiệm khơng nhiều, đội ngũ CBGVNV đơng nên chưa có nguồn để chi lương thưởng hàng năm cho nhà giáo. Công tác tự chủ trong tài chính chưa được tự chủ hồn tồn, vẫn cịn cơ chế xin – cho bao cấp nên chưa phát huy được vai trò, năng lực của người cán bộ quản lý trong trường học. Tuy nhiên, hiệu

cho sự thực hiện hiệu quả công việc của ĐNGV. Nếu như tiền lương có ý nghĩa duy trì động lực làm việc thì tiền thưởng có tác dụng rất tích cực trong tạo động lực đối với GV trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Mục tiêu của thưởng là giảm bớt tính bình qn trong trả lương do đó cần có trích lập quỹ cho việc khen thưởng. Trong khen thưởng, cần đảm bảo các nguyên tắc khách quan cơng bằng, dựa trên thành tích và khen thưởng kịp thời, trao thưởng cơng khai.

+ Chế độ làm việc: Chế độ làm việc đối với đội ngũ GVTH hiện nay thực hiện theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thơng”. Theo đó, GVTH được cụ thể hố thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm cũng như định mức tiết dạy theo quy định. Hiệu trưởng các nhà trường cần thực hiện đảm bảo các quy định này đối với GV, trường hợp phân công GV dạy thừa tiết so với quy định hoặc làm thêm giờ vào các ngày nghỉ trong tuần, các ngày nghỉ lễ, tết phải được GV chấp nhận và phải chi trả chế độ tiền tăng giờ cho GV theo các quy định hiện hành.

+ Điều kiện và môi trường làm việc: Để đảm bảo các điều kiện làm việc tối thiểu cho đội ngũ GVTH cần bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc như: có phịng học thống mát, có bàn ghế làm việc, các đồ dùng dạy học, máy tính, ti vi để ứng dụng CNTT, có phịng cơng vụ cho GVTH vùng sâu vùng xa ở lại, nguồn nước sử dụng hợp vệ sinh,… Ngoài ra, trường sở phải xanh, sạch, đẹp. Môi trường làm việc đảm bảo về tinh thần, GV mỗi ngày lên lớp cảm giác được an tồn, vui vẻ, khơng bị áp lực. Mối quan hệ với thủ trưởng và đồng nghiệp thân thiện, hịa đồng; mơi trường làm việc của cả tập thể ln đồn kết, gắn bó, tơn trọng và yêu thương.

+ Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng: Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung quản lý của hiệu trưởng, là động lực thúc đẩy quả trình phát triển đối với đội ngũ GVTH; Bình xét đúng người, đúng việc sẽ giúp tạo ra sự công bằng trong tập thể; Khen thưởng đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp cho đội ngũ có tinh thần, thái độ làm việc tích cực.

* Biện pháp triển khai thực hiện xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH phát triển: Việc xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GV nói chung, GVTH nói riêng là trách nhiệm của các cấp quản lý mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các nhà trường. Trách nhiệm đó được thể hiện trên các nội dung, cách làm sau:

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

+ Hơn ai hết, trách nhiệm của Phòng GD&ĐT trong việc xây dựng môi trường làm việc để đội ngũ GVTH phát triển là cần thiết. Với chức năng, nhiệm vụ của mình Phịng GD&ĐT cần tích cực tham mưu UBND huyện thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh để các trường học được tự chủ hồn tồn về tài chính, một phần nhằm nâng cao năng lực quản trị cho hiệu trưởng các nhà trường; mặt khác giúp các trường chủ động tiết kiệm nguồn ngân sách được giao để chi lương thưởng (lương tháng 13) cho đội ngũ GVTH. Ngồi ra, cần tham mưu bố trí nguồn kinh phí hoạt động khơng dưới 20%

ngân sách chi thường xuyên để nhà trường tăng cường trang bị các điều kiện về môi trường, cảnh quan đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Đối với huyện Bắc Trà My, đa số các trường TH khơng có nguồn thu ngồi NSNN cấp. Vì vậy, cần khốn biên chế đội ngũ gắn với tiền lương và các nhiệm vụ chi thường xuyên để nhà trường thực hiện việc tự chủ trong công tác chi trả tăng giờ cho GV dạy tăng, dạy thay theo quy định. Tránh trường hợp như hiện nay khi có GV nghỉ thai sản, nghỉ ốm phải xin chủ trương, phải chờ quy trình và làm thủ tục gây ra nhiều vướng mắc và không kịp thời, hiệu quả.

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức cho đội ngũ GVTH tham quan học tập; đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc cho GVTH đang cơng tác vùng DTTS; tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí để thực hiện.

+ Tham mưu UBND thực hiện có hiệu quả Phương án điều động GV theo Quyết định 2406/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của UBND huyện Bắc Trà My về Ban hành Phương án điều động viên chức giáo viên ngành giáo dục và đào tạo vào đầu các năm học (trước tháng 9 hàng năm) để đội ngũ sớm ổn định tâm lý và yên tâm công tác. Đối với các GVTH đang cơng tác ở vùng thuận lợi thì xác định tư tưởng là phải thực hiện nghĩa vụ lên cơng tác ở vùng cao để hốn đổi cho các GV công tác lâu năm ở vùng cao được về gần chăm sóc con cái, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng cần phải thực hiện cách thức, quy trình xét điều động đảm bảo khách quan, công bằng, đúng quy định nhằm tạo hiệu ứng và sự tin tưởng của đội ngũ vào vai trò lãnh đạo của Phòng GD&ĐT. Trước khi cơng bố các Quyết định điều động, Phịng GD&ĐT tham mưu UBND huyện tổ chức buổi nói chuyện, trao đổi giữa lãnh đạo huyện, PGDĐT, Hiệu trưởng các trường TH, TH&THCS với các GVTH được điều động lên vùng cao để nghe lãnh đạo huyện, ngành động viên, chia sẻ với đội ngũ nhà giáo nhằm tạo động lực cho nhà giáo vui vẻ lên đường thực hiện nhiệm vụ. Đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhà giáo của các cấp quản lý, bao gồm cả lãnh đạo địa phương.

+ Phòng GD&ĐT tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo các trường học thực hiện các nội dung: Xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường; Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; Xây dựng trường học hạnh phúc gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhà giáo. Chú trọng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực để ĐNGVTH hăng say làm việc.

+ Đổi mới phương thức quản lý đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay bằng cách: Tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí tổ chức các buổi nói chuyện về các chủ đề liên quan đến nhà giáo nhằm bồi dưỡng tinh thần cho đội ngũ như: chủ đề xây dựng trường học hạnh phúc, bạo lực học đường, văn hoá ứng xử,… Mời các chuyên gia ở trong tỉnh, ngoài tỉnh về thuyết giảng cho đội ngũ, có thể sắp xếp thời gian từ tháng 8-9 hàng năm.

- Đối với hiệu trưởng các trường học:

+ Thực hiện bảo đảm các chế độ, chính sách về lương, các khoản phụ cấp và các chế độ đãi ngộ cho nhà giáo một cách kịp thời, hiệu quả. Chi trả đúng, đủ các chế độ tăng giờ;

đảm bảo chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản cho đội ngũ GV theo quy định. Đổi mới cơng tác quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, đồng thời tranh thủ các nguồn quỹ phúc lợi để tăng thu cho nhà giáo. Thực hiện chế độ làm việc cho GV, tuân thủ các quy định về chế độ làm việc của GV nhằm bảo đảm để GV có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua công việc: Phân công công việc phù hợp là điều kiện quan trọng để GVTH có thể thực hiện hiệu quả cơng việc đó. Để tạo được sự đồng thuận và huy động được sự tích cực của GVTH khi thực hiện các nhiệm vụ công việc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục người hiệu trưởng trường tiểu học cần nhận diện được năng lực, sở trường, tính cách của mỗi GV và tạo cơ hội cho họ được làm những công việc phù hợp với tố chất của mình; Tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng, tiềm năng và sự sáng tạo.

+ Trao quyền tự chủ và huy động sự tham gia của đội ngũ GVTH: hiệu trưởng

trường tiểu học phải sử dụng tốt nhất năng lực của GV trong việc hoàn thành mục tiêu của nhà trường đề ra. Trao quyền tức là làm cho GV được tự do sáng tạo và làm công việc theo cách thức, lối tư duy riêng của họ, điều này đặc biệt cần thiết đối với công việc giảng dạy trong nhà trường và đối với việc thực hiện các tinh thần trong đổi mới giáo dục, hướng đến phát triển năng lực của người dạy và người học. Có như vậy, GV mới được phát huy năng lực của bản thân, dần dần thoả mãn nhu cầu về quyền làm chủ, nhu cầu được tôn trọng và được tự khẳng định bản thân.

+ Cải thiện điều kiện làm việc: Biện pháp này giúp GV được bảo đảm về sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo niềm vui và động lực trong công việc, hiệu trưởng cần phải quan tâm cải thiện cảnh quan sư phạm nhà trường, đảm bảo xanh, sạch, đẹp và an toàn, tạo tâm lý dễ chịu, thoải mái khi làm việc; Đầu tư, cung cấp trang thiết bị cần thiết cho quá trình thực hiện giảng dạy để giảm bớt những tiêu hao về thể lực, trí lực của ĐNGV; Đảm bảo vệ sinh lao động, an tồn lao động thơng qua việc cải thiện cơ sở vật chất, trồng nhiều cây xanh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học,...

+ Tạo điều kiện cho GVTH có cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp: Bồi dưỡng, đào tạo GV để họ có đủ kỹ năng, năng lực phục vụ cho yêu cầu mới của cơng việc. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho GV tham gia các khoá đào tạo, kể cả các khoá đào tạo bên ngồi cơng việc. Giao cho họ những nhiệm vụ mang tính thách thức và khích lệ, động viên giúp đỡ họ hồn thành cơng việc. Quy hoạch dự nguồn và hướng dẫn, hỗ trợ sự phát triển của ĐNGV.

+ Đánh giá công bằng, khách quan: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì

động lực làm việc của GVTH và cũng là yếu tố hàng đầu triệt tiêu động lực làm việc nếu như thực hiện không tốt. Muốn tạo sự công bằng khách quan trong đánh giá, cần: Xây dựng được các tiêu chí đánh giá rõ ràng và có thể định lượng được. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phải được phổ biến rộng rãi cho mọi GV, NV, CBQL trong nhà trường biết và phải nhận được sự chấp nhận của họ. Quy trình đánh giá phải rõ ràng, công khai, minh bạch và GV cần được tham gia vào quy trình đánh giá đó. Loại bỏ các

lỗi trong đánh giá như: định kiến, chủ quan, cào bằng trong đánh giá,…

+ Khuyến khích sáng tạo: Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường cần khuyến khích các GVTH có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong dạy và học. Hiệu trưởng cũng tạo cơ hội và hỗ trợ mọi điều kiện để họ có thể vận dụng những sáng kiến vào thực tiễn cơng việc.

+ Xây dựng bầu khơng khí làm việc thân thiện: Bầu khơng khí tâm lí thuận lợi là môi trường làm việc với biểu hiện của những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 106 - 113)