9. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng
Quảng Nam
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 50 km về phía Tây Nam, phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đơng giáp huyện Núi
Thành và tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên là 846,9 km2, với gần 21% đất nông
nghiệp và 69% đất lâm nghiệp. Tồn huyện có 13 đơn vị hành chính xã, thị trấn; số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo quy định của Nhà nước là 07/13 xã, thị trấn; Tỉ lệ hộ nghèo năm 2020 chiếm khoảng 28,93% (giảm 23,13% so với năm 2015); có 20 thành phần dân tộc, trong đó chủ yếu gồm: Kinh, Kor, Cadong, Xêđăng, Mơnông và các thành phần dân tộc khác cùng sinh sống; Dân số toàn huyện khoảng 46.000, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58,7%, có trên 11.000 hộ gia đình. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Mạng lưới giao thông của huyện được quy hoạch, xây dựng liên xã thuận lợi cho việc đi lại giữa các xã, các vùng trong huyện. Khoảng cách đi lại từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã vùng cao xa nhất của huyện là 45 km.
Ngoài ra, huyện Bắc Trà My là một nơi được biết đến có nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên, các loại cây dược liệu quý hiếm và có bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em, trong đó phải kể đến là Khu di tích Trung Trung bộ Nước Oa – là căn cứ địa Cách mạng Khu ủy Khu V, khu Di tích lịch sử Đồn Xã Đốc; Thủy điện Sơng Tranh 2, núi Hịn Bà hùng vỹ; có cây dược liệu quý hiếm như Sa nhân đỏ, thương hiệu Quế Trà My; có điệu múa cồng chiêng của dân tộc Kor và Ca dong, ... Tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và rất riêng của Đất và Người Bắc Trà My.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Bắc Trà My được chia tách và tái lập huyện từ tháng 8 năm 2003. Kể từ đó đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện khơng ngừng phát triển. Với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Dự án lớn được đầu tư, sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh Quảng Nam và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Trà My, kinh tế của huyện bình quân trong 5 năm gần đây tăng trưởng khá trên các lĩnh vực: nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, ... đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cơ bản đáp ứng được yêu cầu nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, phù hợp với điều kiện vùng nông thôn miền núi tạo thuận lợi cho nền kinh tế huyện Bắc Trà My từng bước phát triển.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều khởi sắc: Dịch vụ, du lịch đã có bước phát triển; Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh; An sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống của nhân dân từng
bước được nâng lên; Quốc phịng, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững, ổn định. (Nguồn: Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025).
2.2.3. Khái qt tình hình cơng tác giáo dục và đạo tạo huyện Bắc Trà My
Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo cụ thể bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, ... nên trong 5 năm qua giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt chỉ tiêu giao; bình quân hàng năm huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, củng cố phù hợp với điều kiện từng vùng, từng trường để đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị thường xuyên được đầu tư; xóa dần các phịng học tạm, phòng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước; số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bố trí tương đối đầy đủ và đồng đều; trong 5 năm (2015-2020) UBND huyện đã tổ chức 3 đợt xét tuyển viên chức với gần 400 GV các cấp học, trong đó có 141 GVTH nhằm bổ sung giáo viên cho các trường học cịn thiếu để thực hiện nhiệm vụ. Cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học ln được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, ... nhờ đó huy động được nhiều nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.
- Về quy mô mạng lưới trường, lớp học:
Tồn huyện có 41 trường học cơng lập, khơng có trường tư thục, dân lập. Trong đó có 39 trường học cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý. Trong đó:
+ Giáo dục mầm non: 15 trường (Mẫu giáo: 13, Mầm non: 02).
+ Giáo dục phổ thơng: Tồn huyện có 24 trường, trong đó: Tiểu học: 11 trường (05 trường PTDTBT TH, 06 trường Tiểu học); THCS: 10 trường (04 trường PTDTBT THCS, 06 trường THCS); Trường PTDTBT TH&THCS: 03 trường (sáp nhập 03 trường tiểu học và THCS thành trường PTDTBT TH&THCS).
Kết quả huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm học 2020-2021: 11.261/11.302 học sinh, đạt tỷ lệ 99,63% (tăng 0,08% so với năm 2019), đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện Đảng bộ, HĐND huyện đề ra, cụ thể:
+ Cấp học mầm non có 134 lớp với 3007 cháu, tỷ lệ huy động 99,96%, tăng 0,03% so với năm trước; (trẻ 5 tuổi ra lớp 1032/1033 đạt tỷ lệ 99,90%);
+ Cấp Tiểu học có 215 lớp với 4957 học sinh, tỷ lệ huy động 99,95%, giảm 0,02%.
Bảng 2.3. Thống kê trường, lớp, học sinh các trường học thuộc Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.
Năm học
MN-MG Tiểu học Trung học cơ sở Tổng cộng (Trường/lớp/HS) Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh 2016-2017 15 161/3352 14 274/4465 13 103/2777 42/538/10594 2017-2018 15 154/3383 14 283/4602 13 94/2935 42/531/10920 2018-2019 15 137/3324 14 248/4749 13 99/3094 42/484/11167 2019-2020 15 137/3203 12 223/4833 13 98/3249 40/458/11285 2020-2021 15 134/3007 11 215/4957 13 104/3297 39/453/11261
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
- Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư hàng năm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và làm việc: Toàn huyện có 541 phịng học, trong đó có 12 phịng tạm, 05 phịng mượn; có 109 phịng ở giáo viên, 76 nhà ở học sinh; phịng chức năng hiện có 149 phịng (Phòng hiệu bộ: 102, phòng thư viện: 16, phòng bộ mơn: 31). Tình trạng thừa phịng học điểm lẻ, thiếu phịng ở điểm chính hoặc thừa ở đơn vị này nhưng lại thiếu ở đơn vị khác do quy hoạch mạng lưới trường lớp là những khó khăn, bất cập và tồn tại trong công tác sử dụng CSVC nhiều năm trở lại đây.
- Về đội ngũ CBQL, giáo viên: Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu sắp xếp số lượng giáo viên, nhân viên ở các trường và điều động bổ nhiệm đội ngũ CBQL hàng năm. Đội ngũ CBQL, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chính trị và chuyên mơn nghiệp vụ, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các bậc học. Hiện nay, tổng số CBQL các cấp học là 97; giáo viên các cấp học: 728 người; trình độ đào tạo đội ngũ CBQL, GV được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ CBQL, giáo viên (Thời điểm tháng 01/2021) Cấp học Số lượng CBQL-GV (biên chế) Trình độ chun mơn Trình độ chính trị TC CĐ ĐH SĐH SC TC CC Mầm non 179 17 41 121 0 177 02 0 Tiểu học 325 25 56 244 0 325 0 0 THCS 224 0 49 174 01 224 0 0 TC 728 42 146 539 01 726 02 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
- Về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục: Cấp học mầm non, mẫu giáo thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục mầm non và khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non; Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động,
lễ hội và chuyên đề mầm non có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và ni dưỡng trẻ. Cấp học phổ thông tăng cường điều chỉnh nội dung dạy học, dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, ... Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CTGDPT 2018 cho giáo viên và triển khai tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp HS tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Về thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh: Phịng GD&ĐT tham mưu thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thơng theo quy định, gồm: Chế độ, chính sách theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP; Chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ- CP, ...; Ngoài ra học sinh bán trú của trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phịng ăn, nhà tắm, cơng trình vệ sinh, cơng trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành. Các chế độ này đã phần nào có tác động tích cực đến việc huy động, duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác phát triển giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My
2.2.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn; sự tham gia vào cuộc của Mặt trận và các Hội đồn thể các cấp về cơng tác giáo dục. Mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển, cơ bản đảm bảo các điều kiện để thực hiện công tác dạy và học. Mạng lưới giao thông ở các xã được quy hoạch, xây dựng thuận lợi cho việc đi học của học sinh. Các chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước dành cho GV đang cơng tác vùng khó khăn và học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện hộ nghèo, khuyết tật, ... đã góp phần để nhà giáo yên tâm công tác, HS ra lớp đầy đủ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tương đối đảm bảo về số lượng, ý thức trách nhiệm cao trong công tác và giảng dạy. Cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy cơ bản đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của bậc cha mẹ học sinh ngày càng được nâng lên.
2.2.4.2. Khó khăn
Mạng lưới trường lớp rộng, số điểm trường thơn của các xã vùng cao cịn nhiều khơng thuận tiện cho q trình quản lý. Số trường học đóng trên địa bàn các xã vùng ĐBKK của huyện chiếm trên 50%, nhiều điểm thôn GV phải đi bộ cả ngày mới đến nơi để giảng dạy.
Học sinh người DTTS tiếp thu bài học còn chậm, chất lượng học tập chênh lệch nhiều so với vùng thuận lợi; ý thức học tập của đa số học sinh chưa cao.
Đời sống của nhân dân vùng cao cịn thiếu thốn, khó khăn; đa số hộ dân ở sườn đồi núi cao, làm nương rẫy nên nhận thức trong cơng tác giáo dục cịn hạn chế.
Đa số GV là người từ đồng bằng và vùng thuận lợi lên công tác ở vùng cao nên bất đồng ngơn ngữ với CMHS và học sinh, do đó khơng thuận tiện trong giao tiếp. Hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chưa đến được một số xã và nhiều thôn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin của GV chưa đồng bộ, chất lượng dạy học chưa cao. Đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu (mầm non, tiểu học) so với quy định.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được sửa chữa, mua sắm bổ sung hàng năm nhưng vẫn không bảo đảm theo quy định, nhiều thiết bị cũ kỹ chưa được thay thế; nhiều trường học thiếu các phịng chức năng, phịng bộ mơn, thí nghiệm thực hành,...