Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 45 - 46)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học

Kiểm tra là một chức năng và quy trình cần thiết trong công tác quản lý của tổ chức. Kiểm tra GV là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục (nhà trường, Phòng GD&ĐT, Sở SGD&ĐT). Mục đích của kiểm tra GV nhằm giúp cho nhà quản lý đánh giá được chất lượng ĐNGV, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để GV phát triển và qua kiểm tra giúp cho GV nhận thấy những ưu điểm, hạn chế để lập kế hoạch cải tiến. Ngoài ra, việc kiểm tra sẽ giúp cho cấp quản lý thấy rõ những mặt ưu điểm của quá trình quản lý để phát huy, những mặt thiếu sót, tồn tại trong quản lý, chỉ đạo để điều chỉnh, hồn thiện. Kiểm tra đối với ĐNGVTH có kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra thông qua dự giờ tiết dạy; kiểm tra hồ sơ sổ sách; kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn, ...

Đánh giá giáo viên có thể thực hiện khi bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ tại cơ sở giáo dục để giúp tìm hiểu và chẩn đốn về đối tượng phát hiện dự báo nguyên nhân hiện trạng để có kế hoạch khắc phục. Có thể thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên để tạo ra những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh hoạt động của họ. Cũng có thể thực hiện lúc kết thúc một học kỳ hoặc một năm học để đánh giá, đối chiếu với các chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá giáo viên được tiến hành bằng đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

+ Đánh giá thường xuyên được thực hiện hàng ngày, trên cơ sở các kênh thông tin phản hồi như dư luận xã hội, phản ánh của học sinh, cha mẹ học sinh (CMHS), tình cảm thái độ của đồng nghiệp, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, dự giờ tiết dạy,… Do vậy việc đánh giá là thường xuyên, tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin nên sẽ phản ánh nhanh chóng, kịp thời và khá tồn diện, giáo viên được thơng tin đầy đủ sẽ giúp họ khẳng định được mình hoặc kịp thời điều chỉnh sai sót.

+ Đánh giá định kỳ thường được thực hiện vào cuối học kỳ, cuối năm học. Trên cơ sở kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao: Kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh, kỳ kiểm tra, đánh giá về hiểu biết và năng lực sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp và qui định của pháp luật, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, GVTH được thực hiện đánh giá định kỳ theo 2 loại, đó là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Viên chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp

giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng. Hình thức đánh giá này là bắt buộc và phải có đầy đủ hồ sơ minh chứng nhằm đánh giá toàn diện giáo viên để xếp loại viên chức, xếp loại chuẩn nghề nghiệp, xét thi đua, khen thưởng, đồng thời là căn cứ để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNGVTH.

Đánh giá ĐNGVTH là một nội dung của phát triển đội ngũ GVTH, làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng ĐNGVTH có hiệu quả, đồng thời tạo động lực cho giáo viên phấn đấu hoàn thiện bản thân về năng lực và phẩm chất.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)