9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu họ cở các trường Tiểu học huyện
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam năm học 2020-2021
2.3.2.1. Cơ cấu theo vị trí việc làm
Việc tính tốn cơ cấu theo vị trí việc làm là một quy trình bắt buộc nhằm bảo đảm để các trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Đảm bảo có đủ giáo viên tiểu học nhưng cũng phải có đủ GV dạy các mơn chun để thực hiện Chương trình giáo dục. Do đó, hàng năm Phịng GD&ĐT phối hợp với Phịng Nội vụ huyện tham mưu UBND huyện phê duyệt mạng lưới trường lớp, học sinh và bố trí số lượng GV theo quy định Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, các trường học dạy học 2 buổi/ngày được bố trí tỷ lệ GV là 1,5 GV/lớp, trường dạy 1 buổi/ngày được bố trí 1,2 GV/lớp. Ngồi ra, tuỳ theo số lớp của từng trường làm căn cứ để bố trí GV dạy mơn Tin, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục theo số tiết quy định.
Bảng 2.7. Bảng phân tích vị trí việc làm (bộ mơn) của ĐNGVTH năm học 2020-2021 (Thời điểm tháng 01/2021) Đơn vị T.S lớp Lớp 2 buổi/ ngày Giáo viên TH
Giáo viên dạy môn
chuyên Tỉ lệ GV/lớp Thể dục Âm nhạc Mỹ thuật Tin học Ngoại ngữ TH Kim Đồng 30 30 35 3 2 3 1 3 1,57 TH Lê Văn Tám 12 12 13 1 2 1 1 1 1,58 TH Nguyễn Bá Ngọc 18 16 19 1 2 1 1 2 1,44
TH Nguyễn Viết Xuân 12 12 14 1 1 0 1 1 1,5
TH Trần Quốc Toản 13 13 15 1 1 1 1 1 1,54
TH Lê Quý Đôn 10 10 12 1 1 1 1 1 1,7
PTDTBT TH Trà Giáp 20 17 20 2 1 1 1 1 1,3
PTDTBT TH Trần Cao Vân 15 11 18 1 1 1 1 1 1,53
PTDTBT TH Trà Bui 21 14 25 2 2 1 1 1 1,52
PTDTBT TH Nông Văn Dền 22 14 25 2 2 1 1 1 1,45
PTDTBT TH Nguyễn Thị Minh Khai 17 17 19 2 2 1 1 2 1,59
PTDTBT TH&THCS Trà Ka 10 8 12 0 1 1 1 1 1,6
PTDTBT TH&THCS Trần Phú 7 7 5 1 1 1 1 1 1,43
PTDTBT TH&THCS Trà Nú 8 8 9 1 1 0 0 1 1,5
Tổng cộng: 215 189 241 19 20 14 13 18 1,51
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
cho thấy tỷ lệ bố trí GV cho các trường Tiểu học đảm bảo theo quy định. Đa số các trường có 100% các lớp dạy 2 buổi/ngày được bố trí 1,5 GV/lớp; Các trường cịn lại trên cơ cấu lớp 2 buổi/ngày bố trí GV phù hợp. Tuy nhiên, một số trường cơ bản bố trí tối thiểu GV dạy các mơn chuyên để giảng dạy tại điểm chính cịn các điểm trường thôn xa, GV môn chuyên không thể đến dạy được. Ở tại các điểm trường này, các môn chuyên như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục thường do GV chủ nhiệm giảng dạy.
Việc cơ cấu GV dạy các môn chuyên, đặc biệt là môn Tin học và Ngoại ngữ đang là những vấn đề bất cập khó giải quyết. Theo CTGDPT 2018, đây là 02 môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 5, nhưng tại các trường Tiểu học có số lớp ít và điểm trường lẻ có một vài lớp nếu bố trí 01 GV thì khơng đến được điểm lẻ vì q xa, bố trí 02 GV thì lại thừa, đây là vấn đề tồn tại trong những năm học qua.
2.3.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi
Trong công tác phát triển ĐNGVTH, cơ cấu theo độ tuổi là một trong những nội dung có vai trị quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ. Trên thực tế những năm học qua khi sắp xếp, bố trí cơng tác và điều động giáo viên Phịng GD&ĐT đã tham mưu UBND huyện tính tốn đến độ tuổi của GV để hài hoà giữa các đơn vị và phù hợp với đặc thù từng trường, từng vùng. Việc cơ cấu ĐNGVTH theo độ tuổi được thực hiện đồng thời với cơ cấu giới tính và thâm niên cơng tác.
Bảng 2.8. Phân tích theo độ tuổi của ĐNGVTH (Thời điểm tháng 01/2021)
Tuổi Số lượng Tỷ lệ Ghi chú
Dưới 30 tuổi 75 23,08
Từ 30 – 40 tuổi 124 38,15
Từ 41 – 50 tuổi 92 28,31
Trên 50 tuổi 34 10,46
Tổng cộng: 325
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
Từ bảng thống kê độ tuổi ĐNGVTH tại bảng 2.8 ở trên cho thấy tuổi đời của đội ngũ GV tồn huyện có độ tuổi dưới 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 61,23%. Độ tuổi này đa số đang công tác ở các vùng sâu, vùng xa của huyện. Là lực lượng có sức khoẻ tốt, tinh thần nhiệt huyết, dễ dàng tiếp thu những cái mới, có trình độ đào tạo chính quy, … Vì vậy, đáp ứng được với những điều kiện khắc nghiệt của địa hình vùng núi cao hiểm trở và thuận lợi trong việc xây dựng đội ngũ GV cốt cán. Tuy nhiên độ tuổi này lại có những nhược điểm nhất định, đó là: con cái cịn nhỏ, kinh tế gia đình cịn khó khăn và khơng mang tính ổn định.
Cũng tại bảng 2.8 cho thấy ĐNGVTH có tuổi đời từ 41-50 chiếm tỷ lệ 28,31%; Trong khi đó, tuổi đời trên 50 chỉ chiếm tỷ lệ 10,46%. Qua thống kê cho thấy ở hai độ tuổi này đa số được bố trí ở các trường vùng thuận lợi, lực lượng này là đội ngũ có kinh nghiệm giảng dạy tốt, có năng lực nghề nghiệp và thường là những GV đã từng
công tác ở vùng khó khăn được điều động về. ĐNGVTH lớn tuổi ngồi những ưu điểm như vừa nêu thì cũng có nhiều nhược điểm: tiếp cận với tư duy đổi mới giáo dục chậm và trong giảng dạy ƯDCNTT không thành thạo.
2.3.2.3. Cơ cấu theo thâm niên công tác
Sự cân đối về cơ cấu thâm niên công tác của ĐNGVTH là nội dung không kém phần quan trọng nhằm tạo động lực, ổn định tâm lý để GVTH phát triển; bên cạnh là điều kiện để bố trí hài hồ cho tập thể trong vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bảng 2.9. Phân tích theo số năm cơng tác của ĐNGVTH (Thời điểm tháng 01/2021)
Năm công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
Dưới 5 năm 57 17,54 Từ 5 – 10 năm 136 41,85 Từ 11 – 20 năm 63 19,38 Từ 21 – 30 năm 58 17,85 Trên 30 năm 11 3,38 Tổng cộng: 325
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
Thâm niên công tác thường song song với độ tuổi của ĐNGVTH. Thơng thường những GV có tuổi đời cao thì thâm niên cơng tác càng cao và ngược lại. Qua thống kê ở Bảng 2.9 cho thấy ĐNGVTH có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lại chiếm số đông với 193 người, tỷ lệ 59,38%; tỷ lệ GVTH có thâm niên cơng tác từ 11 -20 năm chiếm tỷ lệ là 19,38%; từ 21 đến 30 năm chiếm tỷ lệ 17,84% và thấp nhất là số GV có thời gian giảng dạy trên 30 năm chiếm tỷ lệ 3,38%. Những số liệu trên cho thấy, đa số GVTH có thâm niên dưới 5 năm và trên 30 năm chiếm tỷ lệ thấp. Đây là một ưu thế cho công tác phát triển ĐNGVTH của huyện Bắc Trà My bởi vì đối với GV có thâm niên dưới 5 năm thì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chưa thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác và giảng dạy; đối với GV có thâm niên trên 30 năm thì tinh thần nhiệt huyết khơng cịn, tâm lý làm việc cầm chừng và thích ứng chậm với những đổi mới trong giáo dục – đó là những rào cản nhất định cho các nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
2.3.2.4. Cơ cấu theo giới tính
Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong đơn vị, tổ chức có ảnh huởng khơng nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Trong trường học cơ cấu giới tính của ĐNGVTH có ảnh huởng mạnh mẽ đến cơng tác phát triển đội ngũ.
Bảng 2.10. Phân tích theo giới tính ĐNGVTH (Thời điểm tháng 01/2021) TT Đơn vị Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) 1. TH Kim Đồng 5 10,63 42 89,36 2. TH Lê Văn Tám 4 21,05 15 78,95 3. TH Nguyễn Bá Ngọc 4 15,38 22 84,62
4. TH Nguyễn Viết Xuân 1 5,6 17 94,4
5. TH Trần Quốc Toản 0 0 20 100
6. TH Lê Quý Đôn 5 29,41 12 70,59
7. PTDTBT TH Trà Giáp 9 34,62 17 65,38
8. PTDTBT TH Trần Cao Vân 5 21,74 18 78,26
9. PTDTBT TH Trà Bui 12 37,5 20 62,5
10. PTDTBT TH Nông Văn Dền 8 25 24 75
11. PTDTBT TH Nguyễn Thị Minh Khai 5 18,52 22 8,48
12. PTDTBT TH&THCS Trà Ka 2 12,5 14 87,5
13. PTDTBT TH&THCS Trần Phú 4 40 6 60
14. PTDTBT TH&THCS Trà Nú 3 25 9 75
Tổng cộng: 67 20,61 258 79,38
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
Hiện nay tổng số GVTH trong toàn huyện là 325 nguời, trong đó: Nam có 67 nguời chiếm tỷ lệ 20,61%; Nữ có 258 người chiếm tỷ lệ: 79,38%. Do đó việc phân cơng bố trí GVTH cần tính tốn đến việc cơ cấu về giới tính để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường.
Qua phân tích ở Bảng 2.10, tính đến thời điểm tháng 01/2021 các trường TH có tỷ lệ Nam tương đối cao hơn tỷ lệ chung toàn ngành bao gồm trường PTDTBT Tiểu học Trà Bui (37,5%), PTDTBT TH Trà Giáp (34,62%), PTDTBT TH Trần Cao Vân (21,74%), … Đây là những trường học thuộc các xã vùng ĐBKK của huyện và là trường theo mơ hình bán trú nên việc bố trí GVTH nam để thuận tiện cho các đơn vị phân công công tác và trực bán trú của học sinh. Trong khi đó các trường Tiểu học ở vùng thuận lợi số lượng GV nữ rất đông như trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Kim Đồng, Trần Quốc Toản.
Tuy nhiên, nhìn chung tồn ngành tỷ lệ nữ vẫn chiếm khá cao với 79,38% đang là một trở ngại khi tồn huyện có đến 08 trường vùng sâu, vùng xa, nhiều điểm trường thơn chưa có điện, cịn phải đi bộ hơn nửa ngày mới đến nơi nên rất cần lực lượng GV nam để bố trí. Bên cạnh, số lượng GV nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ ngày càng nhiều nên thường xuyên xin thuyên chuyển ra ngoài huyện hoặc xin điều động về vùng thuận lợi đang trở thành vấn đề khó giải quyết trong cơng tác bố trí ĐNGVTH hiện nay.
2.3.2.5. Cơ cấu theo thành phần dân tộc
Bảng 2.11. Phân tích thành phần dân tộc ĐNGVTH (Thời điểm tháng 01/2021)
TT Đơn vị Dân tộc kinh Tỷ lệ (%) Dân tộc thiểu số Tỷ lệ (%) 1. TH Kim Đồng 45 95,74 02 4,25 2. TH Lê Văn Tám 14 73,69 05 26,31 3. TH Nguyễn Bá Ngọc 22 84,62 04 15,38
4. TH Nguyễn Viết Xuân 16 88,89 02 11,11
5. TH Trần Quốc Toản 18 90,0 02 10,0
6. TH Lê Quý Đôn 16 94,12 01 5,88
7. PTDTBT TH Trà Giáp 20 76,93 06 23,07
8. PTDTBT TH Trần Cao Vân 17 73,92 06 26,08
9. PTDTBT TH Trà Bui 23 71,88 09 28,12
10. PTDTBT TH Nông Văn Dền 29 90,63 03 9,37
11. PTDTBT TH Nguyễn Thị Minh Khai 25 92,6 02 7,4
12. PTDTBT TH&THCS Trà Ka 15 93,75 01 6,25
13. PTDTBT TH&THCS Trần Phú 6 60,0 04 40,0
14. PTDTBT TH&THCS Trà Nú 9 75,0 03 25,0
Tổng cộng: 275 84,62 50 15,38
(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)
Từ bảng 2.11, khi phân tích ĐNGVTH theo thành phần dân tộc cho thấy tỷ lệ GVTH người DTTS toàn ngành chiếm 15,38% nên việc cơ cấu theo thành phần dân tộc gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc bố trí lực lượng tại chỗ để tăng hiệu quả giáo dục và xây dựng dự nguồn cho địa phương. Tuy nhiên ngành giáo dục vẫn tích cực tham mưu bố trí GV DTTS ở các trường học vùng cao nhằm thuận tiện cho các trường học trong quá trình phân cơng nhiệm vụ, bố trí giáo viên giảng dạy tại các điểm thôn bản xa. Bởi đây cũng là lực lượng cắm làng, cắm bản lâu bền nhất, có thể cư trú tại thơn để giảng dạy góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn trong giáo dục.
Việc cơ cấu thành phần dân tộc tại các trường học trên địa bàn huyện tương đối phù hợp với thực tiễn và được thể hiện qua các số liệu ở bảng trên. Đối với các trường học ở vùng sâu, vùng xa của huyện có 100% học sinh là người đồng bào DTTS có tỷ lệ giáo viên tiểu học DTTS chiếm tỷ lệ cao hơn như: Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú (40%); PTDTBT TH Trà Bui (28,12%); PTDTBT TH Trần Cao Vân (26,08%); PTDTBT TH Trà Giáp (23,07%), …. Trong khi đó các trường Tiểu học ở vùng thuận lợi có tỷ lệ học sinh DTTS thấp thì việc bố trí GVTH người DTTS cũng ít hơn, chẳng hạn: Trường TH Kim Đồng (4,25%); TH Lê Quý Đôn (5,88%); TH Trần Quốc Toản (10%); TH Nguyễn Viết Xuân (11,11%). Song cũng có một vài đơn vị cơ cấu GVTH người DTTS chưa phù hợp như: Trường TH Lê Văn Tám ở vùng thuận lợi
nhưng lại có số GVTH người DTTS chiếm 26,31% hoặc trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, PTDTBT TH Nơng Văn Dền ở vùng xa lại có tỷ lệ GVTH người DTTS lần lượt là 6,25% và 9,37%.