Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 39 - 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.3.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển nguồn

nguồn nhân lực

1.3.4.1. Các quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực” cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân (Bùi Thị Thanh, 2005).

Quan điểm của các nhà nghiên cứu của UNDP cho rằng: Phát triển NNL chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong q trình tác động đến sự phát triển NNL, những nhân tố này ln gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững NNL. Nền sản xuất càng phát triển, thì phần đóng góp của trí tuệ thơng qua giáo dục và đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động (Bùi Thị Thanh, 2005).

Quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm khơng chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.

Quan điểm của Nguyễn Minh Đường: Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn,... để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tơ điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển (Trần Khánh Đức, 2002).

Ở góc độ vi mơ, có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực; điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả (Nguyễn Thế Phong, 2010).

Ngày nay, phát triển NNL được hiểu với nội hàm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt: phát triển sinh thể; phát triển nhân cách và việc tạo lập môi trường thuận lợi cho NNL phát triển. Hiểu một cách tổng quát, phát triển NNL về cơ bản là làm gia tăng giá trị

cho con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm lý, thể lực,... làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực, phẩm chất mới và cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển của tổ chức, của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và nhân loại.

1.3.4.2. Mơ hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực

Phát triển NNL được các nhà khoa học chỉ ra từ rất sớm, một trong những người đi đầu tiếp cận là Welshman, Robert Owen (1771) - Ông cho rằng: nếu đầu tư vào NNL, kết quả lâu dài sẽ nhiều hơn là đầu tư vào máy móc. Những nghiên cứu tiên tiến gần đây được đa số các nhà khoa học cơng nhận có thể kể đến là mơ hình lý thuyết phát triển NNL của Richard Noonan và Mơ hình lý thuyết quản trị NNL của Leonard Nadle.

* Mơ hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực của Richard Noonan:

Trong các cơng trình “Phát triển nguồn nhân lực: phạm trù, chính sách và thực tiễn” và “Quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Richard Noonan đưa ra lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Theo ông, phát triển NNL là: Phát triển thể lực; phát triển trí lực và phát triển ý chí. Trong đó, phát triển thể lực bao gồm: sức khỏe, dinh dưỡng, dân số, nước và vệ sinh mơi trường, an tồn xã hội; phát triển trí lực bao gồm: giáo dục và đào tạo; và phát triển ý chí bao gồm: quyền con người, giới tính, phát triển cộng đồng, quyền tự do.

Tóm lại, theo quan điểm của Richard Noonan nội hàm của lý thuyết phát triển nguồn nhân lực gồm 3 thành tố: (i) Phát triển thể lực; (ii) Phát triển trí lực; (iii) Phát triển ý chí và được mơ hình hóa ở Hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1. Mơ hình lý thuyết PTNNL của Richard Noonan

Mơ hình lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Richard Noonan đã đưa ra 3 thành tố cơ bản để PTNNL mà chưa đề cập đến phát triển đội ngũ nhân lực như quy

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

PHÁT TRIỂN THẾ LỰC Sức khỏe, dinh dưỡng, dân số, nước và vệ sinh mơi trường, an tồn xã hội PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC Giáo dục và đào tạo PHÁT TRIỂN Ý CHÍ

quyền con người, giới tính, phát triển cộng đồng, quyền tự do

hoạch, đào tạo và sử dụng nhân lực, hướng nghiệp và phân luồng giáo dục, tạo dựng môi trường thuận lợi cho nhân lực phát triển,...

* Mơ hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle:

Năm 1980, nhà khoa học Leonard Nadle (Mỹ) đã đưa ra lý thuyết quản trị nguồn nhân lực. Theo Leonard Nadle (1969), quản trị nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính là: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và mơi trường nguồn nhân lực. Trong đó: Phát triển NNL: giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục, đào tạo, phát triển, bồi dưỡng cho người lao động và hoạt động tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Nhóm hoạt động quản lý này nhằm mục tiêu nâng cao trí lực và thể chất cho đội ngũ người lao động trong tổ chức theo yêu cầu chuẩn mực mong muốn; Sử dụng nguồn nhân lực: tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đề bạt và thuyên chuyển người lao động. Nhóm hoạt động quản lý này nhằm mục tiêu đảm bảo số lượng, cơ cấu, nâng cao trí lực và thể chất đội ngũ người lao động trong tổ chức theo hướng chuẩn hóa; môi trường nguồn nhân lực: tạo môi trường phát triển NNL, trong đó có tạo mơi trường làm việc thuận lợi, mơi trường pháp lý có hiệu lực, xây dựng và thực thi các chính sách đãi ngộ cho người lao động). Nhóm hoạt động quản lý này nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho đội ngũ người lao động có động lực phát triển cá nhân.

Như vậy, các nội dung phát triển NNL có thể được hiểu đầy đủ hơn qua ý tưởng quản lý NNL của Leonard Nadle bởi nội hàm của lý thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle đã bao gồm đầy đủ 3 thành tố: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; (iii) Môi trường nguồn nhân lực và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1.2. Mơ hình lý thuyết quản trị NNL của Leonard Nadle 1.3.4.3. Lý luận phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Lý luận về phát triển ĐNGVTH là một lĩnh vực của lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, kế thừa và vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để xây dựng

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

- Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Phát triển - Nghiên cứu, phục vụ - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ - Mở rộng chủng loại việc làm - Mở rộng quy mô việc làm - Phát triển tổ chức Phát triển nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực

Môi trường nguồn nhân lực

khung lý luận phát triển ĐNGVTH là rất cần thiết. Đề tài vận dụng mơ hình lý thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle để xây dựng lý luận phát triển ĐNGVTH.

Lý luận được đề xuất có 3 thành tố cơ bản là: Phát triển ĐNGVTH; Sử dụng ĐNGVTH và xây dựng môi trường làm việc để ĐNGVTH phát triển. Hình 1.3 dưới đây là lý luận phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học được mơ hình hóa:

Hình 1.3. Mơ hình lý luận phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)