Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My,

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 101)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My,

My, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp các Trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bắc Trà My xác định tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTH; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp GV quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng nhằm góp phần phát triển đội ngũ GVTH trong giai đoạn hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Đổi mới công tác kiểm tra từ ngành đến trường, ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

- Các trường Tiểu học, TH&THCS triển khai thực hiện công tác đánh giá đối với đội ngũ GVTH theo Thông tư 20/2018-BGDĐT và các văn bản hướng dẫn của các cấp; thu thập minh chứng; nhập kết quả đánh giá trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

* Đổi mới công tác kiểm tra đội ngũ GVTH: Kiểm tra là một chu trình bắt buộc trong cơng tác quản lý của cấp quản lý (Kế - Tổ - Đạo – Kiểm). Kiểm tra đội ngũ GVTH lại là một yêu cầu tất yếu của công tác phát triển đội ngũ GVTH. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công cho GVTH và các yêu cầu, tiêu chuẩn của nhà giáo để tiến hành kiểm tra. Kiểm tra GVTH phải bám sát các quy định ban hành về đạo đức nhà giáo, Luật Viên chức, quy tắc ứng xử của nhà giáo và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về cơng tác kiểm tra, … để thực hiện hình thức, nội dung kiểm tra phù hợp với GV.

Đội ngũ GVTH ngồi việc chịu sự kiểm tra của tổ chun mơn, của hiệu trưởng nhà trường còn phải chịu sự kiểm tra của Phịng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT (nếu có) theo phân cấp quản lý. Để công tác kiểm tra đảm bảo quy định và dân chủ, khách quan, Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường TH, TH&THCS cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Xây dựng KH kiểm tra nội bộ cụ thể theo năm, tháng, tuần. Đối với Phòng GD&ĐT trong các nhiệm vụ kiểm tra cơ sở trường học có kiểm tra hành chính, kiểm tra chun ngành, kiểm tra công tác tổ chức ôn tập, kiểm tra học kỳ, kiểm tra việc thực

hiện nhiệm vụ năm học,... Trong cơng tác kiểm tra chun ngành có kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn; đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, việc đánh giá xếp loại học sinh các lớp cuối cấp, … Đối với nhà trường, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cần tập trung một số nội dung trọng tâm, tránh hình thức đề nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra đối với GV; chú trọng kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, dự giờ tiết dạy, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra chất lượng học sinh, kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức của nhà giáo, kiểm tra việc thực hiện CTGDPT 2018 (nếu có)… để đánh giá đúng thực chất phẩm chất và năng lực của GV.

Tóm lại, đổi mới hoạt động kiểm tra phải được quán triệt thực hiện từ ngay Tổ chuyên môn, nơi GV tham gia sinh hoạt; hình thức kiểm tra cũng phải hết sức linh hoạt và phong phú: thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ, giao nhiệm vụ cho GV thực hiện các tiết dạy mẫu, chuẩn bị các nội dung sinh hoạt và kiểm tra sự chuẩn bị của GV; tăng cường dự giờ kiểm tra hoạt động trên lớp của GV; kiểm tra hồ sơ sổ sách chuyên môn và một số nhiệm vụ được giao, … Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường phải chọn đối tượng kiểm tra kỹ lưỡng nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn sai phạm (nếu có) và động viên, khích lệ kịp thời những GV làm tốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực hiện quy trình các bước kiểm tra phải chặt chẽ, đảm bảo nội dung và hình thức kiểm tra; Phải bảo đảm tính khách quan, cơng khai, đánh giá chính xác, trung thực kết quả kiểm tra; kết quả kiểm tra phải được thông báo kịp thời đến đối tượng kiểm tra nhằm để GV tiếp tục phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại một cách kịp thời. Đặc biệt, tính minh bạch, cơng bằng trong kiểm tra sẽ có tác dụng tích cực đối với nhà giáo. Các cấp quản lý và nhà trường cần quan tâm tạo ra sự công bằng trong đội ngũ mới đem lại bầu khơng khí vui vẻ, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân cho sự phát triển lâu bền của tập thể. Lưu ý là công tác kiểm tra của các cấp không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường và hoạt động cá nhân của giáo viên. Khi ban hành kết luận kiểm tra hoặc nhận xét về nội dung kiểm tra của GVTH cũng cần cân nhắc, thận trọng để tránh làm cho GV khơng cịn động cơ để phấn đấu.

* Đánh giá đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Để công tác đánh giá đội ngũ GVTH bảo đảm khoa học, đúng quy định, Phòng GD&ĐT huyện phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể dựa trên các hướng dẫn của Sở GD&ĐT về đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tiếp theo Phòng GD&ĐT tiến hành chuẩn bị chu đáo các nội dung và tổ chức tập huấn công tác đánh giá GV cho các trường học. Công tác tập huấn đánh giá chuẩn là một việc làm hết sức cần thiết, bởi phải có sự thống nhất chung cho một quy chuẩn đánh giá trong tồn ngành từ quy trình đánh giá, cách thức thu thập hồ sơ minh chứng đến việc lưu trữ, … tránh trường hợp đơn vị này đánh giá chặt chẽ, đơn vị kia lại lỏng lẻo dẫn đến tình trạng có đơn vị xếp loại GV đạt ở mức “Tốt” chiếm đa số, trong khi có đơn vị xếp loại GV mức “Tốt” rất

chênh lệch mặt bằng chung về chất lượng đội ngũ giữa các trường học, sự không công bằng giữa các GV với nhau. Bên cạnh, việc thu thập hồ sơ minh chứng cho từng tiêu chí cũng rất quan trọng, PGDĐT cần xây dựng kế hoạch tập huấn sớm để các nhà trường chủ động triển khai cho GV thu thập minh chứng ngay từ đầu năm làm cơ sở cho việc đánh giá cuối năm.

Để công tác đánh giá đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả cao, Hiệu trưởng các trường học cần phổ biến nội dung Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT

ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp

giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng đến tồn thể GV trong nhà trường để GV nắm vững chu kỳ, quy trình đánh giá, nội dung các tiêu chuẩn cần đạt để xây dựng kế hoạch phấn đấu và thực hiện thu thập hồ sơ minh chứng. Theo quy định, GV tự đánh giá hàng năm, nhà trường đánh giá 2 năm một lần.

Khi tiến hành đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH cũng cần bám sát quy trình đánh giá quy định tại Điều 10 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT và đổi mới cách thức thực hiện đánh giá theo các bước sau:

* Bước 1.Giáo viên tự đánh giá:

+ Hoàn thành tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV CSGDPT (Theo Biểu mẫu 01 – CV 4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là CV 4530) – Phiếu tự đánh giá của GV CSGDPT);

+ Hoàn thành Phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn (Theo Biểu mẫu 02 – CV 4530);

+ Hoàn thành Phiếu lấy ý kiến về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (Theo Biểu mẫu 02 – CV 4529 – Phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường);

+ Tải hồ sơ minh chứng đánh giá cá nhân lên hệ thống.

* Bước 2. Tổ chuyên môn tiến hành đánh giá:

+ Hoàn thành tự đánh giá cá nhân theo Chuẩn nghề nghiệp GV CSGDPT (Theo Biểu mẫu 01 – CV 4530 – Phiếu tự đánh giá của GV CSGDPT);

+ Hoàn thành Phiếu lấy ý kiến về đồng nghiệp trong tổ chuyên môn (Theo Biểu mẫu 02 – CV 4530);

+ Tổ chức cho GV trong tổ chuyên môn đánh giá lẫn nhau và hoàn thành tổng hợp ý kiến về đồng nghiệp trong tổ (Theo Biểu mẫu 03 – CV 4530 – Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn);

+ Tải bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn lên hệ thống.

* Bước 3. Hiệu trưởng tiến hành đánh giá:

+ Hoàn thành đánh giá giáo viên trong toàn trường (Theo Biểu mẫu 04 – CV 4530 - Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông);

+ Thông báo công khai kết quả đánh giá GVTH toàn trường và báo cáo kết quả đánh giá về Phòng GD&ĐT huyện.

* Bước 4. Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT huyện:

+ Tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH toàn ngành và báo cáo Sở

GD&ĐT.

+ Theo dõi, rà soát kết quả đánh giá của các cơ sở giáo dục, làm cơ sở cho việc sử dụng GV (xét chọn GV cốt cán, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, …).

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đã được triển khai trong tồn ngành, vì vậy để giảm bớt thủ tục hành chính, các hiệu trưởng nhà trường cần hướng dẫn cho GV thu thập minh chứng cho các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 20/2018/TT- BGDĐT bằng cách thu thập thông tin, hồ sơ minh chứng ngay từ đầu năm học. Các minh chứng và kết quả đánh giá được đẩy lên và lưu trữ tại các phần mềm quản trị trường học như VnEdu, Drive, Cơ sở dữ liệu, … để việc lưu trữ minh chứng được khoa học, chặt chẽ hơn. Các nhà trường cần thiết kế nội dung quản lý công tác đánh giá GV trên hệ thống VnEdu để thuận tiện trong quá trình theo dõi, tổng hợp và phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ GV của Hiệu trưởng được khoa học hơn. Tuy nhiên công tác lưu trữ minh chứng và đánh giá GVTH cần được bảo mật thông tin, hệ thống quản trị phải có quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Tóm lại, để cơng tác đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp có chất lượng, Hiệu trưởng nhà trường cần phân tích quy trình, nội dung tiêu chuẩn để các bộ phận, cá nhân trong đơn vị nắm vững nội dung nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa đánh giá, xếp loại viên chức giáo viên theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ với đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV phải bảo đảm thực chất, phản ánh đúng mức độ đạt được của nhà giáo nhằm làm cơ sở cho việc chọn GVTH cốt cán, thực hiện việc quy hoạch dự nguồn, chuyển xếp ngạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất cho nhà giáo. Việc đổi mới trong đánh giá đội ngũ GVTH giúp cho công tác đánh giá khoa

học, hiệu quả và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của GVTH trong điều kiện cụ thể của từng nhà trường, tạo động lực để giáo viên phấn đấu và phát triển. Triển khai ứng dụng CNTT trong đánh giá GVTH cũng giúp cho việc tổng hợp kết quả đánh giá nhanh hơn, có hệ thống, lâu bền, chặt chẽ hơn; hồ sơ đánh giá được lưu trữ đầy đủ, khoa học, dễ quản lý, dễ tìm kiếm thơng tin phục vụ cho nhiệm vụ quản lý khác.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTH huyện Bắc Trà My theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cần xây dựng đội ngũ làm công tác kiểm tra và đánh giá phải là những người có năng lực, am hiểu về lĩnh vực, tinh thần trách nhiệm cao và là những người có uy tín trong ngành (đối với Phịng GD&ĐT), người có năng lực quản lý, năng lực chun mơn (đối với cơ sở giáo dục) để thực hiện nhiệm vụ.

Hạ tầng CNTT phải từng bước kết nối đến tận thơn bản để mọi GV ứng dụng tiện ích của phần mềm trong thực hiện tự đánh giá và lưu trữ hồ sơ minh chứng. Tổ chức tập huấn để CBQL và GV nắm vững cách sử dụng phần mềm VnEdu và thu thập minh chứng cho việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên đảm bảo quy định.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)