9. Cấu trúc luận văn
1.4. Các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học
1.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học
Trong quản lý sử dụng nhân lực đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại là một quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kĩ năng của cá nhân đối với công việc hiện tại và tương lai. Đào tạo ĐNGVTH được hiểu là quá trình dạy - học và rèn luyện của những người sẽ và đang làm nghề dạy học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho công việc trong tương lai để đảm nhiệm nhiệm vụ cao hơn, phức tạp hơn. Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học chủ yếu được thực hiện trong các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm hoặc các cơ sở giáo dục khác do nhà nước quy định.
Đào tạo bao gồm đào tạo và đào tạo lại, thực hiện đối với đối tượng giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo hoặc đào tạo trên chuẩn đối với giáo viên theo quy định của cấp học.
Bồi dưỡng là việc giáo viên tiểu học tham gia các khóa tập huấn, tự nghiên cứu để duy trì, hồn thiện kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn nhằm thực hiện được công việc đang đảm nhiệm tốt hơn. Có nhiều hình thức, biện pháp bồi dưỡng khác nhau: Bồi dưỡng trực tiếp (mở hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyên đề); bồi dưỡng trực tuyến (thông qua các trang mạng, Internet, truyền hình,…) được thực hiện bởi các đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán; và hình thức tự bồi dưỡng (qua nghiên cứu tài liệu, xem video, ...). Khi thực hiện CTGDPT 2018, đa số GVTH thực hiện bồi dưỡng chương trình thơng qua 3 hình thức: BD trực tiếp (dành cho CBQL, GV cốt cán); BD trực tuyến và tự bồi dưỡng (GV đại trà).
Bồi dưỡng GVTH về hoạt động phát triển chuyên môn cũng là một trong những hoạt động bồi dưỡng mang tính hiệu quả nhất vì trực tiếp nâng cao năng lực dạy học, bao gồm: khuyến khích GV tham gia các khóa học bồi dưỡng và phát triển hoạt động giáo dục; Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi về giáo dục ở các huyện, các vùng trong huyện, trong tỉnh có cùng điều kiện để GVTH học tập. Hình thức, nội dung bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú nhằm giúp cho giáo viên tiểu học nhận thấy được những vai trị, vị trí, trách nhiệm mới và có kỹ năng, năng lực thực hành trong giảng dạy để ĐNGVTH nắm vững sự phát triển của thời đại và chuẩn bị cho giáo viên trước những thách thức của tồn cầu hóa.
Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
Tóm lại, trong phát triển đội ngũ giáo viên, mục đích của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm chuẩn bị cho giáo viên bắt kịp với sự thay đổi và phát triển trong tương lai của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại để phát triển đội ngũ giáo viên là tất yếu khách quan đối với các nhà trường, với từng giáo viên và với cả đội ngũ nhân lực của nhà trường. Ngày nay với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng vốn tri thức nhân loại và kinh nghiệm của lồi người địi hỏi người giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tiếp cận và nắm bắt chúng để mở rộng tri thức và năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối với GVTH. Việc tự nghiên cứu, bồi dưỡng của giáo viên là rất quan trọng nhằm giúp họ xác định vị trí và trách nhiệm nghề nghiệp, về sự cần thiết cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.