Phân tích, đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 116 - 158)

9. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.7. Phân tích, đánh giá kết quả khảo nghiệm

- Tính cấp thiết: Kết quả khảo nghiệm có 100% ý kiến đều thống nhất với biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở mức

Rất cấp thiếtCấp thiết. Trong đó, tỷ lệ cho ý kiến ở mức Rất cấp thiết đạt rất cao từ 88,37% trở lên. Trong 6 biện pháp đề xuất, biện pháp 2, 4, 5 (Thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ GVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay) đạt 100% ở mức Rất cấp

thiết; Biện pháp 1, 3, 6 (Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Bố trí, sử dụng đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đạt tỷ lệ

đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTH trên địa bàn huyện Bắc Trà My hiện nay là rất cần thiết nhằm giải quyết những bất cập, vướng mắc trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và xâu dựng môi trường cho đội ngũ GVTH phát triển.

- Tính khả thi: Kết quả khảo nghiệm có 100% ý kiến thống nhất với biện pháp

phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở mức Rất

khả thiKhả thi, khơng có ý kiến đánh giá ở mức Khơng khả thi. Trong đó, tỷ lệ cho

ý kiến ở mức Rất khả thi đạt từ 81,40% trở lên. Theo ý kiến đánh giá, biện pháp 5 (Tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay) đạt tỷ lệ tuyệt đối ở mức Rất khả thi; Biện

pháp 1 (Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam) đạt tỷ lệ 88,37% mức Rất khả thi và 11,63% mức Khả thi; Biện pháp 2

(Thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ GVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đạt

86,04% mức Rất khả thi và 13,96% mức Khả thi; Biện pháp 3 (Bố trí, sử dụng đội ngũ

GVTH học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo

dục phổ thông 2018) đạt tỷ lệ 81,4% mức Rất khả thi và 18,6% mức Khả thi; Biện

pháp 4 (Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTH học huyện Bắc Trà My,

tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp) đạt tỷ lệ 95,34 mức Rất khả thi và 4,66%

mức khả thi; Biện pháp 6 (Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH học

huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đạt tỷ lệ 83,72% ở mức Rất khả thi và16,28% ở

mức Khả thi. Theo nhận định của tác giả, với đa số ý kiến cho rằng các biện pháp luận văn đề xuất là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và có khả năng thực hiện được đối với địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là với công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGVTH được trình bày ở Chương 1, dựa trên kết quả khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thơng qua hình thức khảo sát bằng phiếu hỏi đối với CBQL, GVTH được trình bày ở Chương 2; dựa trên các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất sáu (06) biện pháp chủ yếu là: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

hiện và điều kiện thực hiện biện pháp. Mỗi biện pháp có nội dung thực hiện khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tương hỗ cho nhau tạo thành một chỉnh thể khoa học, thống nhất nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Luận văn cũng đã tiến hành tổ chức khảo nghiệm các ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, đa số ý kiến thống nhất đánh giá ở mức Rất cấp thiết và Cấp thiết, Rất khả thi và Khả thi, cho thấy việc áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp mà luận văn đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay,

giáo dục và đào tạo được Đảng ta đặc biệt quan tâm phát triển với quan điểm “Cùng

với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Bởi lẽ chỉ có giáo dục mới có điều kiện cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự phát triển liên tục, bền vững cho đất nước. Nhằm đổi mới nền giáo dục nước nhà trong bối cảnh và xu thế tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa, của cuộc cách mạng cơng nghệ lần

thứ tư, Đảng ta đã chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

xác định việc phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong chín nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay - chủ trương này được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong mọi thời kỳ, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục, vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Để xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng các điều kiện thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cần xây dựng đội ngũ nhà giáo hội tụ đầy đủ các yếu tố về phẩm chất, năng lực, có chun mơn, tay nghề vững vàng để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, phát triển nhà giáo đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, … là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGVTH nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất lượng nhà giáo và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, bao gồm các công việc cụ thể từ công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, xây dựng môi trường cho đội ngũ nhà giáo phát triển. Do đó, việc phát triển ĐNGVTH cần phải được thực hiện khoa học, đảm bảo theo quy định với sự lãnh đạo toàn diện của cả hệ thống chính trị nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững đáp ứng các yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục mà Đảng ta đã chủ trương.

Trên cơ sở lý luận về các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, vai trò, đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên tiểu học, những yêu cầu cơ bản đối với phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, các quan điểm phát triển nguồn nhân lực, … luận văn đã xây dựng khung lý luận phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam phù hợp với quá trình phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay.

Luận văn cũng đã đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình cơng tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học về số lượng, cơ cấu và chất lượng, thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, xác định những ưu điểm để vận dụng, kế thừa, phát triển và khắc phục những tồn tại, yếu kém trước đây. Đặc biệt quan tâm các nội dung: Quy hoạch, kiểm tra, đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGVTH và xây dựng môi trường làm việc để GVTH phát triển.

Luận văn đã đề xuất 06 biện pháp chính để phát triển ĐNGVTH theo mơ hình phát triển nguồn nhân lực gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng u cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, cùng tác động và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất. Do vậy, khi triển khai thực hiện cần thực hiện đồng loạt, không bỏ qua bất cứ một biện pháp nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Kết quả khảo nghiệm ý kiến chuyên gia cũng cho thấy tính cấp thiết và khả thi của 06 biện pháp đã đề xuất càng khẳng định tính đúng đắn và khoa học của biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu Chính phủ thực hiện lộ trình cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm chế độ lương mới cho nhà giáo nói chung, GVTH nói riêng khơng thấp hơn hiện tại. Tiếp tục duy trì các chế độ chính sách đối với GVTH đang cơng tác ở vùng đặc biệt khó khăn để đời sống của nhà giáo được ổn định.

- Quan tâm đến đời sống tinh thần cho nhà giáo, tổ chức hội nghị tôn vinh nhà giáo hàng năm hoặc thăm hỏi nhà giáo nhân dịp ngày hiến chương nhà giáo 20/11, đặc biệt là GVTH đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

- Thực hiện việc giao biên chế GVTH cho các huyện hàng năm kịp thời để các huyện chủ động có kế hoạch tuyển dụng GVTH bố trí giảng dạy;

- Tham mưu HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù cho GVTH công tác ở vùng ĐBKK sau khi khơng cịn hưởng các chế độ theo Nghị định số: 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ nhằm thu hút GVTH tiếp tục ở lại công tác tại các vùng khó khăn của huyện.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí phân cấp cho UBND huyện để tăng cường đầu tư nhà công vụ, hạ tầng CNTT cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa nhằm để GV có chỗ ở lại và thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy và học.

- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh về việc giao biên chế GV cho các huyện trên cơ sở tính số lượng bố trí GV theo định mức phải kết hợp với thực hiện Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ GD&ĐT về quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm cơng tác cơng đồn khơng chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo biên chế để các CSGD chủ động phân công công việc.

2.4. Đối với UBND huyện Bắc Trà My

- Đề xuất UBND tỉnh giao biên chế GVTH hàng năm kịp thời để thực hiện nhiệm vụ. Xin chủ trương tỉnh cho tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên tại huyện nhằm kịp thời bổ sung biên chế cho các trường học.

- Triển khai thực hiện đảm bảo công tác quy hoạch đội ngũ GVTH; xét điều động GV theo phương án vào thời điểm tháng 7-8 hàng năm để các trường học kịp thời phân công nhiệm vụ đầu năm học (trước khai giảng hàng năm).

- Đầu tư xây dựng bổ sung thêm nhà công vụ cho một số thôn ở các trường vùng cao để GV có chỗ ở, ổn định cơng tác.

- Bố trí nguồn kinh phí cho các trường học để các trường chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng GV.

- Giao các trường tự chủ hồn tồn kinh phí hoạt động thường xuyên trên cơ sở biên chế được giao và tỷ lệ chi theo quy định để các trường học chủ động, nâng cao năng lực trong quản trị nhà trường và thực hiện tiết kiệm để chi lương thưởng cho GV.

2.5. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My

- Tham mưu xét tuyển/thi tuyển viên chức giáo viên theo quy định.

- Rà soát nhu cầu thừa, thiếu GVTH hàng năm để đề xuất bổ sung biên chế (nếu thiếu) và tham mưu điều động GV để bố trí, sắp xếp đội ngũ phù hợp theo mạng lưới, trường, lớp từng đơn vị.

- Tham mưu đảm bảo các điều kiện xây dựng môi trường cho GVTH làm việc.

2.6. Đối với các trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVTH theo hướng dẫn của cấp trên. - Phân công công tác đối với ĐNGVTH phù hợp theo vị trí việc làm.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng ĐNGVTH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. [1] Đặng Quốc Bảo (2001), Một số khái niệm về quản lý giáo dục - Trường

QLCB

2. GD&ĐT Trung ương I.

3. [2] Đặng Quốc Bảo (2003), Đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho Ngành Giáo dục và

Đào

4. tạo, vấn đề và giải pháp. Đào tạo nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

5. nước, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, KX05-10, kỷ yếu hội thảo

khoa

6. học.

7. [3] Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây

dựng,

8. nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

9. [4] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị Quyết 29-NQ/TW vềđổi mới

căn

10. bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại

11. hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

12. quốc tế.

13. [5] Bộ GD&ĐT (2017), Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số

14. lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

15. [6] Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 116 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)