Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 80 - 84)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây không ngừng phát triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Đa số GVTH có lập trường chính trị vững vàng, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong, lối sống mẫu mực, tâm huyết với nghề và kỹ năng sư phạm tốt.

Qua khảo sát thực trạng, đa số GVTH có tuổi đời trẻ, có sức khỏe, ln nhiệt tình và trách nhiệm, có ý thức nỗ lực phấn đấu trong cơng tác. Số GVTH có thâm niên, tuổi đời ít hoặc trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. Việc Phòng GD&ĐT tham mưu ban hành Phương án điều động giáo viên trên cùng địa bàn huyện đã tạo cơ sở pháp lý để trên cơ sở đó tính tốn lâu dài đội ngũ giáo viên cho từng trường. Ngoài ra, ĐNGVTH cũng xác định được việc điều động, thực hiện nghĩa vụ cơng tác ở các vùng khó khăn của huyện là trách nhiệm của mỗi nhà giáo, tạo ra sự công bằng trong sử dụng đội ngũ để mỗi nhà giáo xác định tư tưởng và an tâm công tác.

Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, kiểm tra đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện tương đối đảm bảo từ ngành đến các trường tiểu học; công tác quản lý, chỉ đạo sử dụng ĐNGVTH được quan tâm, cơ bản phát huy được sở trường và vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong lĩnh vực cơng tác góp phần để tồn ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

2.5.2. Hạn chế

Công tác phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Tình trạng già hóa đội ngũ GVTH ở vùng thấp ngày càng gia

tăng; số lượng GVTH người DTTS ở các trường vùng cao chưa nhiều; công tác tạo nguồn người địa phương vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Một số GVTH đang cơng tác tại các xã khó khăn xa nhất của huyện chưa thật sự yên tâm công tác; chất lượng giảng dạy của một số GVTH chưa cao; chậm tiếp thu các phương pháp dạy học tích cực; tư duy chậm thích nghi với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới.

Cơ sở vật chất như phịng học, phịng cơng vụ cho GV ở lại tại một số thôn xa của huyện còn thiếu, nhiều phòng ở tạm bợ. Phương tiện, đồ dùng thiết bị dạy học và môi trường làm việc tại một số trường tiểu học chưa đáp ứng được nhu cầu. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận GVTH đang công tác tại các thôn bản hẻo lánh còn thiếu thốn nên chưa tạo được động lực để thúc đẩy GV tích cực làm việc. Chế độ đãi ngộ như lương thưởng cho GVTH chưa thỏa đáng; một số chế độ theo Nghị định số: 76/2019/NĐ-CP chưa được triển khai thực hiện như: chế độ thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình nhân các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng; chế độ hỗ trợ tham quan, học tập, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ như tiền tài liệu, học phí, chi phí, … chưa thực hiện được.

Thiếu GV dạy môn chuyên, chủ yếu là môn tiếng Anh và Tin học; thiếu nguồn GV để hợp đồng dạy thay thai sản, ốm đau, nghỉ hưu trước tuổi (mang tính thời vụ) vẫn là vấn đề bất cập tồn tại lâu nay do nguồn tuyển dụng tại địa phương rất hạn chế. Đặc biệt do đặc thù vùng miền, với một số trường có nhiều điểm thơn xa, có nơi phải đi bộ từ 3-5 giờ đồng hồ mới đến điểm trường nên GV môn tiếng Anh và Tin học không thể đi trong ngày đến thôn dạy Tin, Anh được (đối với lớp 3,4,5). Vẫn còn 81 GVTH chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 44 GV (13,5%) phải tham gia các khóa đào tạo trong thời gian tới để đạt chuẩn trình độ đào tạo trước năm 2025 theo lộ trình quy định.

2.5.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm

* Nguyên nhân khách quan:

Sự tác động mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, tồn cầu hóa có ảnh hưởng nhất định đến ĐNGV nói chung, GVTH nói riêng. KTXH huyện Bắc Trà My những năm gần đây phát triển nhanh, hộ nghèo giảm mạnh đã có tác động thuận lợi đến công tác phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có việc phát triển ĐNGVTH.

Các cấp quản lý từ lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Phịng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường học cơ bản nắm rõ nguyên lý giáo dục nên luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ, đặc biệt đối với công tác phát triển ĐNGVTH.

Đa số GVTH nhận thức cao và có lương tâm nghề nghiệp. Họ xác định được vị trí, vai trị của mình trong cơng tác giảng dạy và trách nhiệm trước tập thể nhà trường.

* Nguyên nhân chủ quan:

khai thực thi các chính sách đối với nhà giáo; sự quản lý chặt chẽ của các trường Tiểu học; sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Phòng GD&ĐT đã tác động đến đội ngũ nhà giáo và đem lại những kết quả khả quan trong công tác phát triển ĐNGVTH.

CBQL các trường Tiểu học, trường TH&THCS trên địa bàn huyện ln phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ năm học; sử dụng và phát huy hiệu quả sử dụng ĐNGVTH góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hàng năm.

Phịng GD&ĐT huyện tích cực tham mưu tuyển dụng, bố trí, sử dụng có hiệu quả ĐNGVTH; chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng để ĐNGVTH phát triển. Đề án sắp xếp trường, điểm trường có sự chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và được các trường học tích cực hưởng ứng, quyết tâm thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để Phòng GD&ĐT thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và xây dựng kế hoạch chiến lược giai đoạn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Công tác phát triển ĐNGV nói chung, ĐNGVTH nói riêng ln được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện; đặc biệt là khâu quy hoạch và tuyển dụng. Nhờ đó, số lượng GVTH được tuyển dụng trong ba năm gần đây đã tương đối đảm bảo theo yêu cầu tạo điều kiện cho ngành giáo dục tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và thuận lợi trong việc triển khai thực hiện CTGDPT 2018.

2.5.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

Khoa học công nghệ phát triển tuy đã đem lại những thời cơ cho nhà giáo nhưng cũng có những thách thức khơng nhỏ ảnh hưởng đến cơng tác, đời sống của ĐNGV. Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần của ĐNGVTH trên địa bàn huyện.

Một số chính sách của Nhà nước thực hiện chưa kịp thời, đầy đủ cũng có tác động khơng nhỏ đến đời sống của nhà giáo như chế độ tiền tàu xe, chế độ hỗ trợ tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Nghị định số: 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hưởng lương trong lực lượng vũ trang cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

KT-XH của huyện tuy có bước phát triển nhưng nguồn thu của địa phương chưa tự cân đối được, còn phải chờ phân bổ từ ngân sách tỉnh nên chưa có chế độ đãi ngộ riêng cho nhà giáo đang công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn của huyện; Ở các trường học, tỷ lệ chi cho con người trong nguồn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm chiếm tỷ lệ cao nên kinh phí hoạt động cịn hạn chế, khơng có nguồn thu để thực hiện lương thưởng hàng năm cho nhà giáo.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn hẹp do mạng lưới trường lớp rộng; điều kiện và đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số cịn khó khăn; nguồn lực địa phương cịn hạn chế nên chưa tạo dựng được mơi trường CSVC thật tốt

cho nhà giáo thực hiện nhiệm vụ. * Nguyên nhân chủ quan:

Cơng tác phát triển ĐNGV nói chung, GVTH nói riêng chưa có bề sâu, bề dày. Trong quy hoạch, chưa dự báo chính xác được số lượng GVTH thuyên chuyển ra ngồi huyện hàng năm dẫn đến hẫng hụt GV khơng bổ sung kịp.

Công tác quản lý đội ngũ của một vài trường tiểu học chưa chặt chẽ, sâu sát. Việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp hàng năm chưa phù hợp với đặc thù vùng, miền. Một số trường tiểu học chưa xác định được vai trị, vị trí của đội ngũ trong việc phát triển nhà trường và chưa chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc, động viên khuyến khích nhà giáo hăng hái thi đua dạy và học.

Nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận GVTH chưa cao, chấp hành chưa tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; vi phạm quy chế, quy định của ngành.

Tiểu kết Chương 2.

Từ tình hình thực tiễn, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH và tình hình phát triển cơng tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, Chương 2 của luận văn đã khảo sát thực trạng ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam về: Mạng lưới trường lớp, số lượng GVTH; cơ cấu ĐNGVTH ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện; chất lượng ĐNGVTH. Các số liệu được thu thập, điều tra và phân tích, xử lý kết quả khoa học, đảm bảo đánh giá đúng thực trạng.

Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My về: Cơng tác quy hoạch, tuyển dụng; bố trí, sử dụng đội ngũ GVTH; công tác kiểm tra, đánh giá và việc tạo lập môi trường để ĐNGVTH phát triển. Đồng thời xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát triển đội ngũ GVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đã được trình bày trong Chương 1 và thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được khảo sát ở Chương 2 là cơ sở để tác giả tiếp tục đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)