9. Cấu trúc luận văn
1.3. Yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Vị trí của giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Luật Giáo dục 2019: “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thơng gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: (i) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; (ii) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; (iii) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; (iiii) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Với quan điểm giáo dục đặt ở trung tâm của sự phát triển giữa con người, cá nhân và cộng đồng. Giáo dục phổ thông được xác định là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Giáo dục phổ thơng giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa mới, cải tạo nịi giống, tạo mặt bằng dân trí, đào tạo lao động kĩ thuật và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng những yêu cầu phát triển KT - XH của một quốc gia.
Mục tiêu của giáo dục phổ thơng nhằm phát triển tồn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
1.3.1.2. Vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm (Tr 10, Luật Giáo dục). Giáo dục tiểu học được xác định là bậc học nền tảng và vô cùng quan trọng quyết định đến q trình phát triển tồn diện của người học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn cụ thể về đặc điểm của các bậc học: “Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng, vui vẻ chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu”.