9. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học
1.5.1. Yếu tố khách quan
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ: Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng đã tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng tạo ra những thách thức về điều kiện tiếp nhận, khả năng ứng dụng của ĐNGVTH. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã, đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với giáo viên nói chung, GVTH nói riêng, đặc biệt là năm đầu tiên triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 nên việc phát triển ĐNGVTH sẽ gặp khơng ít những khó khăn, trở ngại.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương: Các yêu cầu về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học ngày càng cao trong khi nguồn lực đầu tư của địa phương còn hạn hẹp; dân số sống rải rác ở các sườn đồi núi cao, quy mô trường lớp nhỏ, số lượng học sinh trên lớp thấp nên việc đầu tư xây dựng, sửa chữa trường, lớp học gặp nhiều khó khăn, bất cập. Học sinh tiểu học người DTTS chiếm số đông, hủ tục, tập quán ở một số vùng vẫn còn, chất lượng học tập của học sinh tiểu học vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGVTH. Bên cạnh việc triển khai chuyển đổi mơ hình loại hình trường từ trường tiểu học sang trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, việc sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở thành trường hai cấp học nhằm thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp trường, điểm trường theo Nghị quyết 19-NQ/TW của Trung ương cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của ĐNGVTH.
- Việc thực hiện CTGDPT 2018: Khi triển khai thực hiện CTGDPT 2018, số môn học bắt buộc (Tiếng Anh, Tin học đối với Lớp 3,4,5) và môn học tự chọn (Tiếng Anh, Tin học đối với Lớp 1, 2) tăng lên, việc bắt buộc dạy 2 buổi/ngày theo Chương trình GDPT mới, ... cũng kéo theo việc thay đổi yêu cầu về cơ cấu, số lượng, chất lượng của ĐNGVTH.
- Về môi trường phát triển: Đối với các trường tiểu học môi trường sư phạm thân thiện, bầu khơng khí cởi mở, dân chủ sẽ là yếu tố tác động đến việc phát triển ĐNGVTH. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường thân thiện sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là việc phát triển ĐNGVTH. Chế độ đãi ngộ của đơn vị trường học tốt cũng góp phần tạo động lực cho giáo viên tự giác, trách nhiệm và gắn bó với nhà trường nhiều hơn. Cơ sở vật chất của đơn vị trường học, trang thiết bị, phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại cũng góp phần trong cơng tác phát triển ĐNGVTH. Bên cạnh đó nhà trường cần tiết kiệm các nguồn lực đầu tư, sử dụng
hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng được nguồn thu nhập tăng thêm để hỗ trợ cho giáo viên trong cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nhằm tạo động lực cho đội ngũ nói chung và ĐNGVTH nói riêng sẽ thúc đẩy q trình phát triển ĐNGVTH trong đơn vị.
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức và năng lực của ĐNGVTH: Nhận thức của ĐNGVTH trong việc đổi mới sự nghiệp giáo dục là rất quan trọng. Nếu nhận thức đúng đắn, ĐNGVTH sẽ tích cực tiếp thu, đổi mới các yêu cầu về bản thân để thích nghi với cái mới, ham học hỏi, nghiên cứu, tìm tịi và hịa nhập với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ; họ sẽ vượt qua các rào cản để phấn đấu, nỗ lực hơn trong công việc. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ĐNGVTH. Ngược lại nếu ĐNGVTH có tâm lý bảo thủ, ngại thay đổi, chậm thích nghi, khơng phấn đấu nỗ lực trong cơng việc, ... thì đây là những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển ĐNGVTH về chất lượng, đặc biệt trong triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay.
- Năng lực quản lý lãnh đạo của nhà trường: Quá trình hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường làm việc cho ĐNGVTH của lãnh đạo nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGVTH. Năng lực quản lý của các Hiệu trưởng trường tiểu học là thành tố quyết định đến sự thành bại của nhà trường trong đó có cơng tác phát triển ĐNGVTH. Người hiệu trưởng nếu khơng xác định được tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của nhà trường thì khơng thể phát triển nhà trường được. Vì vậy, Hiệu trưởng trường tiểu học phải cần xác định rằng, cán bộ, giáo viên trong nhà trường là lực lượng lao động chủ yếu, sản phẩm mà họ làm ra là phát triển con người, mà con người lại quyết định đến sự tồn vong của nhân loại. Chính vì thế, người hiệu trưởng cần phải đầu tư mọi nguồn lực vào lực lượng này để họ cống hiến sức mình giúp nhà trường đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.
- Môi trường làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị: Một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGVTH là xây dựng môi trường làm việc. Có khơng ít GVTH vì bất mãn, tiêu cực mà khơng muốn phấn đấu, nỗ lực trong công việc, chất lượng giảng dạy không cao; hoặc bỏ việc; hoặc thuyên chuyển công tác vì mơi trường làm việc. Bầu khơng khí, sự gắn kết trong tập thể khơng tốt hay phương tiện làm việc thiếu thốn là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, mơi trường làm việc phải thật sự cởi mở, mọi người có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau, ai cũng được tôn trọng và được đối xử công bằng; phương tiện làm việc như bàn ghế, máy móc phải được đáp ứng. Vậy nên, môi trường làm việc cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ĐNGVTH trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, những yếu tố khách quan và chủ quan nêu trên là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ĐNGVTH về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Nếu khai thác thành công những yếu tố thuận lợi về mặt khách quan và biến những thách thức,
khó khăn của mặt chủ quan thành cơ hội sẽ giúp cho công tác phát triển ĐNGVTH đi đến thành công. Trong nhiều yếu tố chủ quan trên, vấn đề về nhận thức của ĐNGVTH và môi trường làm việc là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc phát triển ĐNGVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiểu kết Chương 1
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan cơng trình khoa học của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giáo viên, đề tài đã phân tích sâu các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Luận văn đã kế thừa những điểm mới về lý luận theo các kết luận khoa học để vận dụng vào quá trình nghiên cứu phát triển ĐNGVTH.
Luận văn cũng đã làm rõ các khái niệm cơ bản như: vị trí, vai trị của GDTH, vai trò, đặc điểm lao động sư phạm của GVTH. Qua đó, xác định được các yêu cầu cơ bản đối với phát triển ĐNGVTH về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Luận văn cũng đã khái quát được các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực và phát triển ĐNGVTH theo
hướng tiếp cận“Mơ hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle”. Về
nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, Luận văn đi sâu phân tích các vấn đề về quy hoạch; tuyển dụng, bố trí; kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; Tạo lập môi trường để đội ngũ giáo viên tiểu học phát triển. Bên cạnh, để đánh giá công tác phát triển ĐNGVTH, Luận văn trình bày rõ các yếu tố khách quan và chủ quan như: sự phát triển của khoa học và công nghệ; điều kiện kinh tế - xã hội; sự đổi mới trong giáo dục và đào tạo; môi trường làm việc; nhận thức của ĐNGVTH và năng lực lãnh đạo, quản lý của nhà trường. Đây là những cơ sở lý luận rất quan trọng và cần thiết để tác giả nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam ở Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM