, cuộc đấu súng ấy diễn ra ngày 30 tháng Tám tại Giơ ne-vơ Dưới đây là các chi tiết trong lá thư của Cláp-ca
1248 Mác gửi luật sư vê-bơ, 13 tháng Hai 1860 Mác gửi luật sư vê-bơ, 13 tháng hai 1860 1249 quan hệ đó bao giờ497 Nhưng tôi xem điều đó không quan trọng.
quan hệ đó bao giờ497. Nhưng tôi xem điều đó không quan trọng.
Đoạn quan trọng nhất mà tôi muốn dùng nó để luận chứng cho
điểm thứ hai trong lời buộc tội vu khống, là đoạn tiếp sau đó và
nguyên văn như sau:
Một trong những việc làm chủ yếu của băng nhóm lưu hoàng (bảo là được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi) là làm mất thanh danh những nhân vật đang sống ở trong nước đến mức họ đã phải trả tiền để băng nhóm này giữ bí mật và không làm mất thanh danh họ. Không phải một lá thư, mà là hàng trăm lá thư gửi về Đức doạ tố cáo sự dính líu vào hoạt động cách mạng này hay hoạt động cách mạng khác, nếu đến một thời hạn nào đó không gửi một số tiền xác định đến một địa chỉ đã nêu .
Cứ để báo “National-Zeitung” chứng minh sự đê hèn vô hạn mà nó buộc tội tôi đã thực hiện, trình lên toà không phải hàng trăm lá thư, thậm chí không phải một lá thư, mà ít ra là một dòng duy nhất chứng tỏ có việc tống tiền đê hèn như vậy - một dòng duy nhất mà căn cứ theo đó, nếu không thể chứng minh rằng nó xuất phát từ chính bản thân tôi, thì ít ra cũng có thể chứng minh rằng nó xuất phát từ một người nào đó, đã có một lúc nào đó có quan hệ nào đó với tôi. Trong đoạn trích dẫn ở trên, tờ báo này tiếp tục viết:
Theo nguyên lý: ai không tuyệt đối theo chúng ta, người đó chống lại chúng ta , thì đối với bất kỳ người nào chống lại những mưu mô đó (tức là chống lại những lá thư kể trên với nội dung đe doạ và đòi tiền), người ta không chỉ đơn giản làm mất thanh danh họ trong hàng ngũ những người lưu vong, mà còn làm hại họ trên báo chí. Những người vô sản (mà người ta miêu tả tôi là lãnh tụ của họ) đã đăng tràn ngập các cột báo của báo chí phản động ở Đức những lời mật báo tố giác những nhà dân chủ không thừa nhận họ; họ đã trở thành những đồng minh của cảnh sát mật ở Pháp và ở Đức .
Dĩ nhiên là tờ “National-Zeitung” sẽ dễ dàng nêu ra, trên “Những cột báo đầy ắp trên báo chí phản động” dù là một dòng duy
nhất xuất phát từ tôi hoặc bạn bè tôi và chứa đựng nội dung “tố
giác” một người nào đó trong số “các nhà dân chủ”.
Hoàn toàn đúng - và đây là trường hợp duy nhất - là Phéc-đi-năng
Phrai-li-grát đã viết một bài thơ châm biếm1
phản đối trái khoản
cách mạng của ngài Kin-ken và phản đối chuyến du hành cách mạng của ông ta sang Hoa Kỳ498; anh Phrai-li-grát thoạt đầu đã đăng bài thơ này trên một tạp chí ở Niu Oóc2
, do người bạn của tôi Vây-đơ-mai-ơ xuất bản, sau đó đăng trên tờ “Morgenblatt”3
. Dĩ nhiên, đây không phải là “sự tố giác”. Còn cái gọi là giới dân chủ lưu vong (Đức) thì đã thật sự đăng tràn ngập trên các báo Đức những bài đơm đặt hết sức ngu xuẩn về tôi. Trong trường hợp duy
nhất, khi tôi thấy cần phải trả lời thì tờ báo mà tôi gửi bài bác bỏ
đến đó lại không đăng lời bác bỏ ấy499.
Tờ báo Đức duy nhất mà tôi gửi bài đăng sau khi tôi buộc phải ra nước ngoài sống lưu vong, là tờ “Neue Oder-Zeitung”. Các bài vở của tôi đăng trên báo này khoảng từ đầu tháng Giêng đến tháng Bảy 1855. Tôi chưa một lần nào, chưa có một lời nào nhắc tới giới lưu vong trên các bài này.
Về các bài vở của Líp-nếch đăng trên báo “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc - trong đó cũng không một lần nào có một lời nào nhắc tới giới lưu vong và cũng đã đem lại vinh dự lớn cho ông ấy (tôi có ý nói đến nội dung các bài vở ấy) - thì những bài vở ấy tuyệt nhiên không liên quan đến tôi. Tôi sẽ viết thư cho ngài nói tỉ mỉ hơn về chuyện này4
.
Dĩ nhiên, đối với tôi thì sự liên minh của tôi với cảnh sát mật của Đức và của Pháp là một tin giật gân.
_____________________________________________________________
1Ph.Phrai-li-grát. Gửi I-ô-xíp Vây-đơ-mai-ơ (bức thư số 1 bằng thơ). 2 - Die Revolution .
3 - Morgenblatt Fỹr gebildete Leser . 4 Xem tập này, tr. 615-618.