Mác gửi Ăng-ghen, 12 tháng sáu 1863 mác gửi Ăng-ghen, 12 tháng sáu 1863 705 Hình như Bi-xmác hết sức gặp may; hình như sẽ ký hoà ước

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 5 docx (Trang 34 - 36)

Hình như Bi-xmác hết sức gặp may; hình như sẽ ký hoà ước

Au-gu-xten-boóc441. Tôi vẫn hoàn toàn chưa thể hiểu được điều đó, nhưng đối với tôi bài báo rất đáng lo ngại, được đăng hôm nay trên tờ “Morning Post”, sẽ là sự chứng thực cho điều nói trên. (Trong bài này cũng có nói tuồng như Slê-dơ-vích sẽ bị chia cắt, và sông

Ai-dơ phải tạo thành đường biên giới mới giữa miền Slê-dơ-vích

của Đan Mạch và của Đức!) Tuy tất cả những điều đó xem ra có vẻ đúng, nhưng tôi vẫn không tin rằng người Nga sẽ dễ dàng từ bỏ tất cả những thắng lợi của mình đạt được vào những năm 1851- 1852442, nhất là không thấy có triển vọng họ sẽ nhận được vật ngang giá nào cả.

Khi đọc cuốn sách của Phran-cơ mà anh gửi đến, tôi đã đào sâu môn số học; hình như anh có những quan hệ khá xa xôi với môn đó - ấy là xét theo những lỗi in sai đáng ngượng về các con số mà vẫn không được sửa chữa. Một số chỗ rất tuyệt, còn phần thực tiễn của số học thì, ngược lại, lại tồi đến phát ngượng và được nghiên cứu một cách hời hợt; ở bất kỳ một trường học nào ở Đức cũng có thể tìm thấy được một sự nghiên cứu xuất sắc hơn. Tôi cũng hoài nghi không biết có thực tế không nếu trình bày, ngay dù dưới hình thức sơ đẳng, những vấn đề như: căn số, luỹ thừa, dãy số, lô-ga-rít, v.v.

chỉ duy nhất thông qua các con số (mà hoàn toàn không dùng đến

đại số và về thực chất là không giả định rằng bạn đọc có những tri thức, dù chỉ là sơ đẳng, về đại số). Dù sử dụng các ví dụ bằng số để minh hoạ có tốt như thế nào đi nữa, tôi vẫn thấy trong trường hợp này, nếu chỉ hạn chế ở những con số thì sẽ là phương pháp kém rõ ràng hơn là trình bày đơn giản bằng đại số thông qua biểu thức

a+b, chính vì sự diễn đạt chung dưới hình thức đại số thì đơn giản

hơn và rõ ràng hơn, mà ở đây cũng không thể thiếu cách biểu đạt chung.

Tuy nhiên, đây chính là phần đại số mà đối với các nhà toán học par excellence1

- là điều không xứng với phẩm giá của họ.

Ngày mai tôi sẽ gửi cho anh các số báo Đan Mạch. Xét theo tin tức trên các báo ấy, thì tại một số thành phố của miền Giút-lan, các sĩ quan Phổ đã tỏ ra rất cứng đầu trước khi thi hành lệnh tịch biên; nói chung không thấy ở đâu than phiền về binh lính, mà chỉ có sự than phiền về các tướng tá và các mệnh lệnh của họ. Có lẽ những lời chửi bới nước Anh được đăng trên tờ “Dagbladet” còn gay gắt hơn là ở Đức.

Về những phương diện khác không có gì mới cả, ngoài tình trạng trời lạnh hết chỗ nói.

Tôi gửi lời thăm nồng nhiệt đến chị và các cháu gái. Tôi hy vọng rằng Tút-xi2

hài lòng với những sợi chỉ.

Ph.Ă. của anh

Công bố lần đầu trong cuốn sách: Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx . Bd. III, Stuttgart, 1913

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

221

mác gửi Ăng-ghen

ở Man-se-xtơ

[Luân Đôn], 3 tháng Sáu 1864

_____________________________________________________________

1 - kiệt xuất, tiêu biểu nhất. 2 - Ê-lê-ô-no-ra Mác.

1178 Mác gửi Ăng-ghen, 3 tháng sáu 1864 Mác gửi Ăng-ghen, 3 th áng sáu 1864 1179Phrê-đê-rích thân mến! Phrê-đê-rích thân mến!

Tôi gửi kèm theo đây:

1) tài liệu nhảm nhí mà hôm nay anh chàng đần độn Kéc-tơ- bê- ni443 đã gửi bằng bưu phẩm đến cho tôi từ Bruy-xen;

2) mẩu cắt từ báo “Rheinische Zeitung” có bài tưởng niệm nói về Lu-pu-xơ do En-xnơ viết, nhân vật này giờ đây là một trong số những biên tập viên của tờ “Breslauer Zeitung” mà tờ “Rheinische Zeitung” đã lấy bài này để đăng lại;

3) một mẩu khác cắt từ báo “Rheinische Zeitung”, trong đó tôi lưu ý anh đọc bài “Chủ nghĩa xã hội phong kiến”444;

4) bức thư của một người tên là Clin-xơ ở Dô-lin-ghen gửi cho một người tên là Mô-lơ. Để anh hiểu được lá thư ấy, tôi thông báo cho anh biết như sau: Mô-lơ (cũng như người bạn của ông này nữa1

) là một công nhân ở Dô-lin-ghen, đã (cùng với anh bạn vừa nêu trên) trốn cảnh bị ngồi tù bốn tháng (hậu quả của các bài phát biểu của Lát-xan năm ngoái). Clin-xơ ditto2 công nhân, là đại diện của nam tước ít-xích đối với Dô-lin-ghen445.

Cả hai người Dô-lin-ghen bỏ trốn ấy, đã đến thăm tôi, chia sẻ với tôi thái độ nhiệt thành ủng hộ ít-xích và họ kể cho tôi biết các công nhân đã nhập vào cỗ xe của anh ta như thế nào khi anh ta lần cuối cùng có mặt ở Dô-lin-ghen. Họ coi là điều đương nhiên nếu hai chúng ta hoàn toàn nhất trí với ít-xích (là nhân vật đã đọc bài diễn văn về Lu-pu-xơ446 trong lần có mặt gần đây tại En-bơ-phen- đơ). Họ tuyên bố với tôi rằng Clin-xơ từng là thành viên của Liên đoàn3 và tất cả những người lãnh đạo phong trào của ít-xích ở tỉnh Ranh,

_____________________________________________________________

1 - Men-khi-o. 2 - cũng là.

3 - Liên đoàn những người cộng sản.

xuất thân từ hàng ngũ công nhân, cũng là các thành viên của Liên

đoàn; vẫn như trước kia, tất cả họ đều là những người kiên quyết ủng hộ chúng ta. Mô-lơ cũng giới thiệu với tôi lá thư của Clin-xơ, và tôi có hỏi ông ta là liệu ông ấy có đồng ý để lại lá thư ấy ở chỗ tôi để chuyển cho anh hay không. Ông ta đồng ý. Vì thế, không cần trả lại lá thư ấy. Dĩ nhiên, tôi đã không giải thích tỉ mỉ cho những người ấy biết quan hệ của chúng ta với ít-xích, hay nói đúng hơn, về tình trạng không có những quan hệ ấy, mà chỉ đưa ra cho họ một số lời gợi ý rất xa xôi.

Những con người ấy giờ đây bị quẳng ra vỉa hè. Người ta gửi cho họ 50 ta-le từ Dô-lin-ghen, họ nhận được 2 pao của Hội công nhân ở đây1, chúng tôi sẽ quyên góp được một số tiền nào đó, và nếu ở Man-se-xtơ cũng quyên góp được một số pao thì tốt. Sẽ phải đưa những chàng trai này đi Mỹ, bởi vì các công nhân công xưởng (các thợ sản xuất dao kéo v.v. ở Dô-lin-ghen) hoàn toàn không thể sử dụng được cho nghề thủ công ở Luân Đôn.

“Đây là cái gì vậy”, - đã nhiều lần tôi tự hỏi khi đọc tác phẩm của

ít-xích “Lao động làm thuê và tư bản”2

. Vấn đề là ở chỗ tôi thấy những luận điểm cơ bản trong tác phẩm này thật quen thuộc từng câu chữ (tuy là chúng đã được tô vẽ theo kiểu ít-xích), nhưng đó vẫn không phải là vay mượn thẳng từ “Tuyên ngôn”3

v.v.. Nhưng vài ngày trước đây tôi đã tình cờ được đọc loạt bài viết của tôi về lao động làm thuê và tư bản, đăng trên tờ “Neue Rheinische Zeitung” (1849), thật ra đây chỉ là một sự in lại đơn thuần các bài mà tôi đã giảng vào năm 1874 trong Hội công nhân Bruy-xen. Chính ở đây tôi _____________________________________________________________

1 - Hội giáo dục của công nhân Đức ở Luân Đôn.

2Ph.Lát-xan. Ông Ba-xti-a - Sun-xtơ - Đê-lít-sơ, một I-u-li-an kinh tế, hay là: Tư bản và lao động .

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 5 docx (Trang 34 - 36)