, cuộc đấu súng ấy diễn ra ngày 30 tháng Tám tại Giơ ne-vơ Dưới đây là các chi tiết trong lá thư của Cláp-ca
Mác gửi Phéc-đi-năng phrai-li-grát
ở luân đôn
Man-se-xtơ, 23 tháng Hai 1860 6, Thorncliffe Grove, Oxford Road
Phrai-li-grát thân mến!
Tôi viết thư này một lần nữa cho anh, vả lại đây là lần cuối, về vấn đề Phô-gtơ. Anh thậm chí đã không xác nhận rằng đã nhận được hai lá thư đầu của tôi507, điều này thì anh có thể thực hiện đối với bất kỳ một phần tử phi-li-xtanh nào. Tôi không thể tin được rằng anh lại có thể tưởng tôi muốn đòi anh viết thư nhằm mục đích đem công bố nó. Anh biết tôi còn lưu giữ không dưới hai trăm lá thư của anh trong đó có đủ tài liệu để - nếu cần thiết - thì xác định thái độ của anh đối với tôi và đối với Đảng.
Tôi viết thư này cho anh, vì anh, với tư cách là nhà thơ, hơn nữa lại là người rất bận rộn, xem ra đã lầm lẫn về ý nghĩa của các vụ kiện của tôi ở Luân Đôn và ở Béc-lin508. Những vụ kiện ấy có ý nghĩa quyết định đối với sự bào chữa cho Đảng về phương diện lịch
sử và đối với địa vị tương lai của Đảng ở Đức; ý nghĩa của vụ kiện ở
Béc-lin tăng lên còn vì cùng một lúc với vụ đó cũng diễn ra vụ kiện Ai-sơ-hốp-Sti-bơ, mà trung tâm vụ án ấy sẽ là vụ án ở Khuên xử những người cộng sản509.
Có lẽ anh có những thắc mắc sau đây với tôi:
1. Tôi đã lạm dụng tên của anh (như anh đã nói với Phau-sơ).
2. Tôi đã gây ra tại văn phòng của anh một chuyện đại thể như “vụ ầm ĩ”.
Về điểm 1. Bản thân tôi không bao giờ nêu tên anh, nếu không kể một lần trên báo “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc tôi đã tuyên
bố rằng Blin-đơ đã kể cho anh nghe đại thể chính những điều như anh đã kể cho tôi1. Đó là sự thật. Ngay từ đầu tôi đã nhận thức
được rằng điều hết sức quan trọng là chỉ rõ nguồn gốc đích thực
của tờ truyền đơn2
, và tôi có quyền viện dẫn nhân chứng đã nghe Blin-đơ nói.
Về lá thư của Líp-nếch gửi ban biên tập báo “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc, trong đó ông ấy viện dẫn anh và tôi (về vấn
đề Blin-đơ)510, thì trong trường hợp cần thiết ông ta sẽ tuyên thệ
mà khẳng định rằng ông ấy làm điều đó mà tôi không biết; cũng
như thế, không cho tôi biết trong thời gian tôi lưu lại ở Man-se-xtơ, ông ấy đã gửi cho báo “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc tờ truyền đơn “Sự phòng ngừa”. Đến khi báo “Allgemeine Zeitung” ở Au- xbuốc bị Phô-gtơ truy cứu trách nhiệm thì nó đã nhờ đến Líp-nếch
và ông ấy vẫn hồ nghi không biết liệu tôi có tranh thủ cơ hội để làm mất uy tín ông ấy hay không, và ông ấy thậm chí còn ngạc nhiên khi thấy tôi tuyên bố ngay với ông ấy rằng tôi sẽ hết sức giúp ông ấy.
Trong bức thư gửi anh511 tôi đã lên tiếng bênh vực ông ấy, phản đối lá thư của anh gửi cho ông ấy, đơn giản là vì tôi cảm thấy, về phía anh - với tư cách một người có tên tuổi và có địa vị xã hội - thật là không cao thượng khi đả kích dưới một hình thức gay gắt như vậy đối với một đảng viên không có tên tuổi và ẩn náu trên một gác xép, mà trước đó anh có những quan hệ tốt đẹp nhất với người _____________________________________________________________
1C.Mác. “Tuyên bố gửi ban biên tập báo “Allgemeine Zeitung””. 2 Mác muốn nói tờ truyền đơn Sự phòng ngừa .
1262 Mác gửi Phrai-li-grát, 23 th áng Hai 1860 Mác gửi Ph rai-li-grát, 23 tháng Hai 1860 1263đó. đó.
Về giọng bực bội lá thư của tôi thì đó là vì có nhiều lý do. Trước hết điều làm tôi tự ái sâu sắc là xem ra anh tin Blin-đơ hơn tôi.
Thứ hai, lá thư anh gửi tôi nói về tờ “Morning Advertiser” (các bài viết về lễ kỷ niệm Si-lơ) - một bức thư được viết với giọng rất bực tức - hình như toát lên rằng anh xem tôi có thể làm cái việc đê hèn là không những bí mật đưa vào bài viết của Blin-đơ một đoạn xúc phạm anh, mà sau đó còn miêu tả với anh đó là những mưu mẹo của Blin-đơ512. Quả thật tôi không biết vì sao tôi lại đáng bị một sự nghi ngờ ô nhục cho tôi như vậy.
Thứ ba, lá thư riêng của tôi gửi anh sẽ được anh đưa cho Blin-đơ xem.
Cuối cùng, tôi có quyền chờ đợi, đặc biệt là sau bài báo đăng
trên tờ “Gartenlaube”1
, anh sẽ bổ sung chí ít một nhận xét vào lời tuyên bố của mình gửi cho báo “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc,
để xua tan cái vẻ là lời tuyên bố ấy đánh dấu sự đoạn tuyệt với cá nhân tôi và sự quay lưng công khai với Đảng. Tôi cũng không thể nào vui mừng trước việc lời tuyên bố thứ hai của anh đã xuất hiện cùng với lời tuyên bố của Blin-đơ513 và tên tuổi của anh là cái lá chắn che chở cho những lời khẳng định dối trá và những sự xuyên tạc của ông ta. Dù thế nào đi nữa, tôi xin thề với anh rằng tôi hoàn
toàn không viết về tất cả những lời tuyên bố của Líp-nếch gửi cho
tờ “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc trước khi chúng xuất hiện trên báo ấy”514.
Về điểm 2. Đúng vào ngày tôi ghé vào văn phòng của anh thì có hai số báo “National-Zeitung” từ Béc-lin được gửi đến tận nhà cho tôi (trong số thứ nhất có đăng những đoạn trích bỉ ổi và những lời _____________________________________________________________
1 Xem tập này, tr. 189.
bình luận bỉ ổi mà sau này đã xuất hiện trên tờ “Telegrap”1
. Trong gia đình tôi mọi người đều hết sức tức giận và bà vợ tội nghiệp của tôi rơi vào tình trạng thật sự khủng khiếp. Cùng lúc đó tôi đã nhận được từ nước Đức một bức thư trong đó người ta báo cho tôi biết rằng ngoài những lời tuyên bố của anh đăng trên tờ “Allgemeine Zeitung” ở Au-xbuốc còn có lá thư của anh in trong cuốn sách bỉ ổi của Phô-gtơ515. Theo người ta nói, qua bức thư này có thể thấy anh có những quan hệ gần gũi với Phô-gtơ và thấy rằng tên tuổi của anh là tên tuổi quan trọng duy nhất mà Phô-gtơ lợi dụng để kiếm cái vốn chính trị và tên tuổi ấy làm cho những hành vi bỉ ổi của ông ta có được trọng lượng trong con mắt của công chúng. Anh hãy hình dung anh trong vị trí của tôi và anh hãy tự hỏi mình xem phải chăng vào thời điểm ấy có thể là cả anh cũng đã bị mất sự tự chủ chăng?
Tôi nhắc lại một lần nữa: trong bức thư ấy vấn đề không phải là lợi ích riêng tư. Trong vụ kiện ở Luân Đôn tôi có thể làm cho
anh được gọi ra toà làm nhân chứng mà không cần có sự cho phép của anh. Đối với vụ xử kiện ở Béc-lin, tôi nắm trong tay những lá thư của anh mà khi cần thì tôi có thể đưa vào hồ sơ vụ kiện. Thêm vào đó, trong vụ này tôi tuyệt nhiên không lẻ loi. Hành động đả kích đáng hổ thẹn của Phô-gtơ đã đem lại cho tôi - ở tất cả các nước: Bỉ, Thuỵ Sĩ, Pháp và nước Anh - những đồng minh bất ngờ, ngay cả qua những nhân vật theo khuynh hướng hoàn toàn khác.
Nhưng dĩ nhiên, vì lợi ích chung của chúng ta và vì lợi ích của chính công việc, tốt hơn nên hành động có phối hợp.
Mặt khác, tôi thẳng thắn thú nhận rằng tôi không thể chỉ vì những sự hiểu nhầm nhỏ mà để mất một nhân vật trong số ít những người mà tôi đã yêu quý trong tư cách là một người bạn,
hiểu theo nghĩa tốt nhất của từ này.
Nếu như tôi có gì đó với anh thì bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng _____________________________________________________________
1264 Mác gửi Phrai-li-grát 1265 thừa nhận mình sai lầm. “Nihil humani a me alienum puto”1
. Dĩ nhiên, tôi hoàn toàn hiểu, rằng trong hoàn cảnh của anh bây giờ, mọi câu chuyện xảy ra tương tự như câu chuyện này, đều ắt không hay đối với anh.
Nhưng, về phần mình, anh không thể không đồng ý rằng
không thể để anh hoàn toàn đứng ngoài vụ này được.
Thứ nhất, bởi vì Phô-gtơ lợi dụng tên tuổi của anh kiếm vốn liếng chính trị và ông ta đang bôi nhọ toàn Đảng, - một đảng tự hào vì coi anh đứng trong hàng ngũ của mình, - đã thế ông ta lại còn làm ra vẻ được anh tán thành trong cái việc đó.
Hơn nữa, ngẫu nhiên anh là uỷ viên duy nhất của uỷ ban trung ương trước kia ở Khuên2
, là người đã từng sống từ cuối năm 1849 đến mùa xuân năm 1851 ở Khuên, còn từ đó đến nay thì luôn luôn sống ở Luân Đôn.
Nếu như cả hai chúng ta đều nhận thức rằng chúng ta, mỗi người mỗi cách - gạt bỏ mọi lợi ích riêng tư và xuất phát từ những động cơ trong sạch nhất - trong nhiều năm đều đã mang ngọn cờ của “giai cấp yêu lao động nhất và bị hắt hủi nhất”3
, giương nó lên tầm cao không với tới được đối với các phần tử phi-li-xtanh, - thì tôi sẽ xem là một lỗi lầm đáng xấu hổ chống lại lịch sử, nếu như hai chúng ta chia tay nhau chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, mà xét cho cùng là những sự hiểu lầm.
Xin gửi đến anh lời chào chân thành và thân ái.
Các Mác của anh
_____________________________________________________________
1 - Homo sum human nihil a me alienum puto - Tôi là con người và không có điều gì mang tính người lại xa lạ với tôi (Pu-bli-út - Tê-ren-xi-út. Kẻ tự hành hạ mình , hồi I, cảnh thứ nhất).
2 Đây là nói Liên đoàn những người cộng sản.
3 Mác láy lại theo cách nói của Xanh-xi-mông: Giai cấp đông đảo nhất và nghèo nhất thường gặp trong nhiều tác phẩm của Xanh-xi-mông.
Công bố lần đầu trên tạp chí Der Neue Zeit , Ergọnzungshefte, số 12, 1911-1912
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
12