Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp ô tô luôn là trọng tâm của các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Cho đến nay, một số công trình trình bày về các nội dung liên quan đến kinh nghiệm và các vấn đề mạng sản xuất ô tô toàn cầu do nhóm các tác giả của Việt Nam như:

Nghiên cứu về lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, mạng sản xuất cũng như đánh giá định lượng những đóng góp của mạng sản xuất khu vực đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác giả Bùi Thái Quyên (2014) và Nguyễn Bình Giang (chủ

biên, 2015). Nghiên cứu đã đưa ra khung chính sách tham gia mạng sản xuất quốc tế nhằm mục đích thay đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ kinh nghiệm gia nhập và phát triển trong mạng sản xuất toàn cầu và mạng sản xuất khu vực của ba ngành điển hình trong ba nước trong khu vực, tác giả cũng rút ra bài học kinh nghiệm: (1) xây dựng chiến lược phải phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ của đất nước; (2) Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất quan trọng và Chính phủ nên có chính sách thu hút phù hợp; (3) Không thể thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chính; (4) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trọng quá trình phát triển công nghiệp mũi nhọn; (5) Chính phủ phải có cam kết về chính sách hỗ trợ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Liên quan đến nghiên cứu về mạng sản xuất toàn cầu và vai trò của các công ty đa quốc gia, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả Lê Thị Ái Lâm (2012) đã cung cấp hệ thống cơ sở lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu, các hoạt động xuyên biên giới của các công ty toàn cầu và các đối tác chiến lược của họ. Tác giả nhấn mạnh việc tham gia vào các mạng sản xuất toàn cầu là con đường nhanh và hiệu quả đi tới thịnh vượng của các doanh nghiệp cũng như quốc gia.

18

Nghiên cứu về cụm liên kết ngành đối với việc hình thành mạng sản xuất, chuỗi giá trị tại Việt Nam có các tác giả như Nguyễn Đình Tài (2013), Trương Thị Chí Bình

(2011), Nguyễn Văn Thanh (2007). Các tác giả đánh giá vai trò quan trọng của cụm liên kết ngành và coi đó như là một công cụ chính sách quan trọng, bởi sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành thường kéo theo sự gia tăng và phát triển các ngành hỗ trợ và là điều kiện tiền đề để Việt Nam có thể từng bước tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.

Nghiên cứu về thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực để có một cái nhìn tổng thể về công nghiệp ô tô Việt Nam và khả năng tham gia

mạng sản xuất ô tô toàn cầu Việt Nam nhằm có thể đưa ra những khuyến nghị chính sách đối với Chính phủ để công nghiệp ô tô Việt Nam có thể bước sang một trang mới có các nghiên cứu của Cù Chí Lợi (chủ biên, 2011), Nguyễn Hiền Thu (2012). Cùng với các xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên xét về các yếu tố nội lực như công nghệ, nhân công và môi trường kinh doanh so với các nước Đông Á thì Việt Nam đứng gần cuối cùng. Trong ba yếu tố trên, Việt Nam chỉ có ưu thế về nhân công rẻ còn công nghệ và môi trường kinh doanh của Việt Nam khó mà cạnh tranh với các nước trong khu vực. Câu hỏi đặt ra là, liệu với vị thế công nghiệp ô tô Việt Nam so với khu vực như thế thì Việt Nam có thể tham gia mạng sản xuất toàn cầu hay không?

Nghiên cứu về chiến lược và chính sách phát triển cho công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO có tác giả Lê Hữu Phúc (2005). Nghiên cứu bài

học từ kinh nghiệm của các nước ASEAN được chọn (Thái Lan, Malaysia và Indonesia) và Trung Quốc và Hàn Quốc, tác giả đưa ra bức tranh tổng thể công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO. Tác giả cho rằng, trong ngắn hạn, tận dụng tốt nhất các nhà đầu tư nước ngoài hiện có và các các công ty đầu tư nên được ưu tiên hàng đầu. Thu hút FDI mới và thúc đẩy các nhà sản xuất hiện tại đều quan trọng như nhau, và cùng nhau bổ sung cho việc phát triển của công nghiệp ô tô và các ngành công nghệ cao khác.

19

Phân tích nguyên nhân thất bại của công nghiệp ô tô Việt Nam có các nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Văn Trị (2010), Kenichi Ohno và Vũ Duy Cường (2006). Các công trình này đã nghiên cứu những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch công nghiệp ô tô. Từ các mục tiêu trở đưa công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn vào năm 2020 thì cách thức đạt được mục tiêu là các định hướng đầu tư và các yêu cầu đối với các dự án đầu tư, khoanh vùng mà chính phủ khuyến khích đầu tư ngành này, chuẩn bị tài chính và cuối cùng là khâu triển khai thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thành công bởi một số nguyên nhân. Thứ nhất, Việt Nam chưa định vị được công nghiệp ô tô trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu; ví dụ như: Thái Lan mục tiêu là “Detroit của Châu Á”, Malaysia cố gắng là “nhà thiết kế xe của ASEAN”. Thứ hai, chính sách hỗ trợ đầy đủ nhưng chưa cụ thể. Thứ ba, phối hợp giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo.

Ảnh hưởng của chính sách đến phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng

được nhiều học giảquan tâm như: Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp (2014); Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền (2011); Lê Xuân Sang (2011); Phan Thế Công và Hồ Thị Mai Sương (2011); Trương Thị Chí Bình (2011). Tác giả phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam trong những năm qua như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển doanh nghiệp mới, chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp, chính sách ưu đãi về thuế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên chưa xứng với tiềm năng phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam.

Nghiên cứu về các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trong công nghiệp ô tôViệt Nam và thực tiễn tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào mạng sản xuất tạo ô tô Đông Á có tác giả Trần Thị Ngọc Quyên (2012). Nghiên cứu của tác giả đưa ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữ thu hút FDI và quá trình tham gia của nước nhận đầu tư, đặc biệt vai trò của nguồn vốn này đối với doanh nghiệp nội địa khi tham gia vào mạng sản xuất Đông Á. Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam trong công nghiệp ô tô và

20

quá trình tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào mạng sản xuất Đông Á. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp Nhật Bản nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nội.

Ngoài ra còn có nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy (2008), Phan Tuấn và Nguyễn Thị Vân Anh (2008) về chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam.

Nghiên cứu của các tác giả này cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra kết luận: Chính sách của chính phủ, thị trường và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định tới thành công của chính sách nội địa hóa. Do vậy, chỉ khi tác động vào ba yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong công nghiệp ô tô Việt Nam. Nhờ đó, công nghiệp ô tô Việt Nam mới có thể tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu.

Nguyễn Thị Xuân Thúy và Nguyễn Thị Hoài Dung (2016) nghiên cứu về giải pháp hỗ trợ công nghiệp ô tô Việt Nam nâng cao giá trị tạo ra trong nước và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tác giảđã phân tích cơ hội và thách thức đối với công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới và xu hướng phát triển công nghiệp ô tô thế giới và sự điều chỉnh chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất mở ra cơ hội cho các nước đi sau tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu về công nghiệp ô tô. Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị khu vực, nghiên cứu đã đề xuất ba nhóm giải pháp mà Việt Nam cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, đó là tạo dựng thị trường, duy trì và hỗ trợ hoạt động sản xuất lắp ráp trong nước, và phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước để hình thành chuỗi cung ứng ô tô trong nước với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp ở mọi cấp tuỳ vào năng lực và trình độ của doanh nghiệp.

Các nghiên cứu của Trần Thị Phương Dịu (2017), Vũ Chí Hùng (2018), Lê Thị Khánh Ly (2019) khi đề xuất giải pháp cho phát triển công nghiệp hỗ trợở Việt Nam bao gồm cả công nghiệp hỗ trợ cho chế tạo ô tô cũng nêu giải pháp về tham gia

mạng sản xuất toàn cầu, song đều không đề cập cụ thể cách thức tham gia.

Tổng quan các nghiên cứu trên đây cho thấy công nghiệp ô tô và mạng sản xuất ô tô toàn cầu là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bởi công

21

nghiệp ô tô có cấu trúc phức tạp nên việc nghiên cứu mạng sản xuất chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, xem xét mối quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp. Phương pháp định lượng được tổng quan trong bài này chủ yếu tập trung vào việc kiểm định giả định của tác giả về vị trí của doanh nghiệp trong mạng sản xuất có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động phát triển sản phẩm, chứ không phải là đo lường giá trị tạo ra trong từng công đoạn của mạng sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)