Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược tham gia mạng sản xuất toàn cầu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 150 - 151)

6. Kết cấu của luận án

4.5.1. Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược tham gia mạng sản xuất toàn cầu

Nhìn chung, việc tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu gồm bốn giai đoạn như sau: (1) thực hiện lắp ráp theo đơn hàng; (2) xây dựng các tổ hợp công nghiệp và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ; (3) làm chủ công nghệ phát triển; và (4) thiết lập khả năng thiết kế và phát triển sản phẩm ban đầu. Việt Nam đang ở trong giai đoạn 1 và bắt đầu vào giai đoạn 2 của tiến trình nói trên. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, bốn giai đoạn của tiến trình phát triển mạng sản xuất ô tô toàn cầu là bốn giai đoạn phát triển khách quan, không thể bỏ qua, và sự phát triển tốt của giai đoạn sau sẽ dựa nhiều vào việc hoàn thành tốt giai đoạn trước đó hay không. Các công ty xuyên quốc gia nước ngoài đóng một vai trò dẫn dắt cho sự ra đời của một ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển, và vì vậy việc thu hút các công ty xuyên quốc gia là một điểm căn bản trong chiến lược phát triển công nghiệp. Khi các công ty xuyên quốc gia đã vào và đầu tư chuyển giao công nghệ, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ tiếp bước và chỉ khi đó mạng sản xuất mới hình thành và ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp trong nước bắt đầu phát triển. Tuy nhiên các công ty xuyên quốc gia chỉ thực sự hoạt động tại các nước đang phát triển khi mà họ nhìn thấy ở đó có một thị trường đủ lớn và hiệu quả. Việc mở cửa ồ ạt tất cả các thị trường sẽ không phải là một giải pháp thích hợp, vì vậy, việc lôi kéo các công ty xuyên quốc gia cũng cần phải nằm trong một chiến lược lựa chọn. Ở một chừng mực nhất định, việc mở cửa thị trường nội địa cho một số công ty xuyên quốc gia là một giải pháp cần thiết để thúc đẩy ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực đó phát triển, và đặc biệt nếu sự phát triển của ngành công nghiệp đó có ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác.

Chính phủ nên có nghiên cứu cụ thể, nhằm tìm ra một thị trường ngách cho công nghiệp ô tô. Tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển sản xuất một hay một số chủng loại ô tô nhất định, trên cơ sở phân tích nguồn lực trong nước, đặc biệt là năng lực của các công ty nội địa. Đánh giá nguồn lực nội địa và chiến lược của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra dự báo nhu cầu của thị trường ô tô thế giới trong những năm sắp tới. So sánh với hoạch định chiến lược của Thái Lan, thì định hướng chiến lược và định hướng ưu tiên của công nghiệp ô tô Việt Nam không rõ, mục tiêu chưa sát

141

với tình hình thực tế và tình hình doanh nghiệp, do đó, công nghiệp ô tô Việt Nam tụt hậu sau nhiều năm tham gia

Thực tế, phát triển một dòng xe chiến lược với số lượng lớn đủ sức cạnh tranh quốc tế cùng với ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chính là cách phát triển công nghiệp ô tô của những nước đi sau thông qua tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Từ kinh nghiệm Thái Lan, sản xuất dòng xe tải nhỏ là chủ lực và xuất khẩu linh kiện trong mạng sản xuất toàn cầu mà Thái Lan đã trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô đứng thứ 11 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Á.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)