Đặc điểm của công nghiệpô tô

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu của luận án

2.3.2.Đặc điểm của công nghiệpô tô

Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, công nghiệp ô tô có liên kết đầu vào và đầu ra rộng nhất và áp dụng công nghệ cao nhất, do đó, ngành công nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một quốc gia. Có ba đặc điểm chính trong công nghiệp ô tô: (1) Chế tạo và lắp ráp ô tô dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ; (2) Công nghiệp ô tô thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; (3) Sản phẩm của công nghiệp ô tô được quyết định bởi kết quả về sản phẩm cuối cùng.

Chế tạo và lắp ráp ô tô dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ, do đặc thù công nghiệp ô tô có dựa trên phân công chuyên môn hóa sâu rộng với nhiều ngành nghề

33

khác nhau, với nhiều nguyên vật liệu phối hợp với nhau nên việc sản xuất ô tô là quá trình tích hợp của nhiều công nghệ và trình độ công nghệ khác nhau từ thấp đến cao.

Công nghiệp ô tô thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có hai hình thức chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển các doanh nghiệp trong công nghiệp ô tô, như: (1) Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang, đây là hình thức chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia sang các doanh nghiệp FDI tại nước đang phát triển hoặc chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa; (2) Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, có ba đặc điểm chuyển giao công nghệ theo chiều dọc: (i) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyển giao vốn, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý cho các doanh nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô trong nước; (ii) Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô áp dụng các công nghệ hiện đại và liên tục thay đổi theo nhu cầu của thị trường, do đó, đòi hỏi lao động có trình độ phù hợp để đảm nhiệm công nghệ sản xuất, nhờ đó năng lực và trình độ kỹ thuật của người lao động được nâng lên; và (iii) Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý phát triển công nghiệp ô tô với các doanh nghiệp hỗ trợ trong ngành nhằm tận dụng những tác động lan tỏa từ những lợi ích của khu công nghiệp, cụm liên kết ngànhmang lại.

Sản phẩm của công nghiệp ô tô được quyết định bởi kết quả về sản phẩm cuối cùng, trong công nghiệp ô tô, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này lại là vật liệu đầu

vào của doanh nghiệp khác. Do đó, với đặc điểm này, việc thành công của công nghiệp ô tô cũng không còn chỉ đơn thuần dựa vào quyết định lựa chọn của các doanh nghiệp, mà nó còn phụ thuộc vào những quyết sách mang tính chiến lược của quốc gia. Không phải ngẫu nhiên các chính phủ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đưa ra các chiến lược nội địa hóa sản phẩm ô tô, chiến lược phát triểncông nghiệphỗ trợkhông chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất ô tô trong nước mà còn hướng vào xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ để thâm nhập vào thị trường quốc tế.

34

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 42 - 44)