6. Kết cấu của luận án
2.3.3. Đặc điểm và cấu trúc mạng sản xuất ôtô toàn cầu
2.3.3.1. Đặc điểm mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ, đặc điểm công nghiệp ô tô dựa trên sự chuyên môn hóa sâu rộng với nhiều ngành nghề khác nhau và phối hợp chặt chẽ lẫn nhau. Để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là chiếc ô tô cần rất nhiều các loại linh kiện, phụ kiện, ví dụ: Nhật Bản đưa ra ước tính để chế tạo ra một chiếc ô tô cần có khoảng 20.000 – 30.000 chi tiết khác nhau. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, đầu ra của chi tiết này lại là đầu vào của chi tiết khác, do đó công nghiệp ô tô chính là sự tích hợp của rất nhiều loại công nghệ khác nhau.
Mạng sản xuất toàn cầu phân đoạn về địa lý nhưng vẫn tồn tại tính tập trung,
khi các công ty đa quốc gia mở rộng mạng lưới sản xuất của mình sang các quốc gia đang phát triển có nghĩa là các công ty đa quốc gia này đang thực hiện quá trình phân đoạn quá trình sản xuất của mình trên phạm vi toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế của địa phương như lao động giá rẻ và giảm chi phí vận chuyển cũng như các chi phí sản xuất khác. Để hạn chế chi phí và thời gian vận chuyển, các công ty sản xuất linh kiện phụ tùng thường tập trung tại một khu công nghiệp hay cụm liên kết ngành, hoặc các công ty sản xuất nhỏ hoạt động xung quanh các công ty lớn hay còn gọi là các nhà máy vệ tinh. Các khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp sản xuất, lắp ráp và chế tạo linh phụ kiện ô tô đại diện cho tính tập trung sản xuất của ngành nghề này
Các chủ thể tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu liên kết chặt chẽ với nhau,
trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm cả liên kết nội bộ công ty và kiên kết giữa các công ty trong mạng với nhau. Mạng sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm rất nhiều tầng, đứng đầu là các công ty đa quốc gia, là doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt và quyết định sự tồn tại của mạng. Dưới các công ty đa quốc gia là các nhà cung ứng cấp thấp hơn và liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đầu tàu.
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu bị tác động bởi nhiều hệ thống pháp lý. Khi mạng sản xuất ô tô toàn cầu hoạt động, trước hết phải tuân thủ các luật pháp quốc tế và khu vực như các điều kiện về bảo hộ lao động, điều kiện về bảo vệ môi trường, các điều kiện và chứng nhận trong công nghiệp ô tô. Bên cạnh đó, nhữngnước có thành viên
35
tham gia vào mạng sản xuất cũng có những cam kết song phương và đa phương với nhau trước khi tham gia mạng sản xuất. Do đó, những cam kết này cũng là những ràng buộc và có tác động tới các thành viên tham gia mạng sản xuất toàn cầu [19].
2.3.3.2. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Mạng sản xuất ô tô toàn cầu có cấu trúc phức tạp nhiều tầng, nhiều cấp, nhưng về cơ bản, mạng sản xuất ô tô toàn cầu gồm ba chủ thể chính: (1) các hãng ô tô; (2) các hãng chế tạo mô đun linh kiện; (3) và các hãng chế tạo linh kiện ô tô (Hình 2.3).
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa cấu trúc mạng sản xuất ô tô toàn cầu
Nguồn: [57], [119]
Các hãng ô tô là những công ty sở hữu các nhãn hiệu và thương hiệu ô tô, ví dụ
hãng ô tô Ford, hãng ô tô GM, hãng ô tô Toyota, hãng ô tô Nissan, hãng ô tô Mercedes, hãng ô tô BMW... Các hãng ô tô này thường tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu ở các khâu lắp ráp những chiếc xe ô tô hoàn chỉnh, sản xuất các hệ thống quan trọng nhất của chiếc ô tô như hệ thống động cơ và truyền động và thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Do các hãng ô tô thường tham gia vào quá trình sản xuất nên có thể gọi các hãng ô tô này là các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Để giữ vững thương hiệu của mình, các hãng ô tô ngoài tham gia vào sản xuất còn quản lý việc bán xe và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng. Khi chọn địa điểm đặt nhà máy lắp ráp, các hãng ô tô thường chọn những thị trường và khu vực nào mà việc lắp ráp đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Theo nghiên cứu của các hãng ô tô, các nhà
36
máy lắp ráp thường chỉ đạt tính kinh tế nhờ quy mô nếu sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ được khoảng 100 nghìn xe mỗi năm. Tại những thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, các hãng ô tô nước ngoài thậm chí còn xây dựng các nhà cung ứng tạo ra giá trị gia tăng cao như bộ phận thiết kế, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm … Khi các hãng ô tô xây dựng nhà máy lắp ráp ở đâu, họ thường kéo theo các nhà cung ứng linh kiện toàn cầu của mình theo.
Các nhà cung ứng linh kiện cấp một, là những công ty cung ứng những mô đun
linh kiện (cụm linh kiện) cho các hãng ô tô. Trong các mô đun linh kiện, các nhà cung ứng cấp một chỉ trực tiếp sản xuất những chi tiết chính, còn các chi tiết khác nhận từ các nhà cung ứng cấp hai. Các nhà cung ứng linh kiện ô tô cấp một cũng thường là các công ty xuyên quốc gia, vì thế họ còn được gọi là các nhà cung ứng toàn cầu.
Nhà cung ứng linh kiện cấp hai, là những công ty cung cấp linh kiện cho các
nhà cung ứng cấp một. Các công ty này thường đảm nhiệm sản xuất một chi tiết hoặc cụm chi tiết bộ phận trong cụm chi tiết lớn mà nhà cung ứng cấp một làm ra. Nhà cung ứng linh kiện cấp hai thường làm theo đơn đặt hàng bởi các nhà lắp ráp hoặc các nhà cung cấp lớn toàn cầu. Các nhà cung ứng này cần có kỹ năng thực hiện quy trình kỹ thuật nhất định nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí và tính linh hoạt. Ngoài ra, các công ty này phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và đạt được chứng nhận chất lượng (ISO9000 và phổ biến hơn là QS9000) để sản phẩm của công ty đạt chất lượng vươn ra toàn cầu.
Các nhà cung ứng cấp thấp hơn được gọi chung là các nhà cung ứng cấp 3.
Thị trường theo sau, là một bộ phận quan trọng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu, là thị trường cho những sản phẩm thay thế. Đây là khu vực mà nhiều công ty ở các nước đang phát triển tiếp cận đầu tiên, thậm chí, trước khi ngành lắp ráp địa phương phát triển. Ngày nay, thương mại quốc tế đã diễn ra trong các thị trường sản phẩm theo sau, các công ty sản xuất trong lĩnh vực này chủ yếu là cạnh tranh về giá cả. Tiếp cận với nguyên liệu giá rẻ hơn và kỹ năng kỹ thuật quy trình là quan trọng. Sáng tạo là không cần thiết bởi vì thiết kế sẽ được sao chép từ linh kiện hiện tại,
37
nhưng khả năng thiết kế đối chiếu và khả năng chuyển các thiết kế thành các bản vẽ chi tiết là rất quan trọng [27].
Xét từ góc độ liên kết với hãng ô tô, có hai loại nhà cung ứng linh kiện: (1) loại thứ nhất là các công ty con hoặc công ty liên kết với hãng ô tô. Ví dụ, các công ty Denso, Toyota Boshoku, Toyota Gosei, Aisin Seiki là các công ty con của hãng ô tô Nissan; (2) loại thứ hai là các công ty sản xuất linh kiện theo hợp đồng.
Xét từ góc độ sử dụng của người tiêu dùng, linh kiện ô tô có hai loại: (1) loại linh kiện chính hãng (còn gọi là linh kiện OEM); (2) loại linh kiện không chính hãng (hay linh kiện thứ cấp, linh kiện AM- Aftermarket). Linh kiện không chính hãng là loại bán cho người tiêu dùng khi cần thay thế phụ tùng của xe hoặc lắp thêm vào xe mà không muốn mua phụ tùng chính hãng vì một lý do nào đó ví dụ như: giá cả linh kiện chính hãng cao hơn giá của linh kiện không chính hãng. Có những công ty chỉ sản xuất một trong hai loại linh kiện này, tuy nhiên, phần lớn công ty sản xuất linh kiện đều sản xuất cả hai loại cung cấp ra thị trường.
Xét góc độ kỹ thuật, các công ty cung ứng linh kiện ô tô chia thành các loại sau: (1) Công ty sản xuất chi tiết đông cơ; (2) Công ty sản xuất chi tiết hệ thống truyền động và hệ thống lái; (3) Công ty sản xuất hệ thống treo và phanh; (4) Công ty sản xuất các thiết bị trong xe; (5) Công ty sản xuất các hệ thống điện- điện tử; (6) Công ty sản xuất thân xe (vỏ và khung xe) [10].