Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 105 - 106)

6. Kết cấu của luận án

3.2.8.Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

Như đã đề cập ở mục 3.2.5 về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô ở Thái Lan, các nhà cung ứng cấp một và cấp hai đòi hỏi năng lực công nghệ khá cao và phải chủ động nâng cao năng lực, nhưng có nhiều nhà cung ứng cấp một của Thái Lan không đáp ứng được nên phải chuyển xuống cấp hai. Vì thế, Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề chuyển giao công nghệ.

Việc chuyển giao công nghệ từ các công ty Nhật Bản sang các công ty Thái Lan bắt đầu vào cuối những năm 1970. Ban đầu, liên doanh với các nhà cung cấp phụ tùng ôtô của Thái Lan chính là con đường chuyển giao công nghệ. Vào thời điểm đó, công nghiệp ô tô ở Thái Lan phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là sự thiếu hụt lao động có tay nghề. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã phải tự đào tạo công nhân để chuyển giao công nghệ. Để ngăn chặn người lao động bỏ công ty sau khi đào tạo, các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào đào tạo kỹ năng cụ thể bằng cách thực hành trên hệ thống dây chuyền máy móc Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều cho phát triển nguồn nhân lực. Chương trình phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ đào tạo công nhân vừa học vừa làm tại các trung tâm đào tạo tại Nhật Bản.

Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ cho Thái Lan, Nhật Bản còn chọn Thái Lan làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp ô tô của ASEAN. Chính phủ Thái Lan đã hợp tác với Chính phủ Nhật Bản tiến hành các chương trình phát triển

96

nguồn nhân lực theo kiểu hợp tác công tư nhằm đào tạo nhân lực cho ngành chế tạo linh kiện ô tô. Trong khuôn khổ hợp tác như vậy, dự án: “Automotive Human Resource Development Project (AHRDP)” đã được triển khai từ năm 2006 nhằm đào tạo lao động và kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba. Bốn hãng ô tô Nhật Bản bao gồm: Toyota, Nisan, Honda và Denso- đã tham gia chương trình này, đào tạo 300 kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba trong thời gian 2006-2007. Đến lượt các kỹ thuật viên này lại đào tạo 4.000 kỹ thuật viên khác của họ tại nhà máy trong giai đoạn 2008-2010. Chính nhờ nguồn lao động có kỹ năng này, các hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài đã hăng hái đầu tư vào Thái Lan, cũng nhờ đó các doanh nghiệp trong nước của Thái Lan có điều kiện phát triển và nâng cấp [103].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 105 - 106)