Vai trò của việc tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu đối với phát triển

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận án

2.3.4.Vai trò của việc tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu đối với phát triển

nghiệp ô tôcác nước đang phát triển

Thứ nhất, tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu giúp bảo đảm tính chủ động cho công nghiệp ô tô trong nước. Với việc có thể tự cung ứng vật liệu, linh kiện phụ tùng và các bán thành phẩm tại các nước đang phát triển làm cho công nghiệp ô tô nội địa có tính chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho công nghiệp ô tô quốc gia và còn tăng sức cạnh tranh

38

của sản phẩm ô tô, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia.

Thứ hai, tham gia mạng sản xuất toàn cầu sẽ thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp này. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp tại nước đang phát triển tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu ở các công đoạn hoặc chi tiết sản phẩm có thế mạnh. Do sự chuyên môn hóa sâu, chuyên tâm vào lĩnh vực của mình và kết hợp với đặc thù là sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác, do đó, các doanh nghiệp trong mạng sản xuất liên kết chặt chẽ với nhau, năng suất và chất lượng cũng được cải thiện theo thời gian. Thực tế cho thấy, nếu các nước đang phát triển có thể sản xuất là linh kiện, phụ kiện với thương hiệu của mình thì giá trị gia tăng mang lại cao gấp nhiều lần so với sản phẩm xuất khẩu ngay từ khâu nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Do đó, góp phần làm tăng hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp.

Thứ ba, tham gia mạng sản xuất toàn cầu thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước xây dựng mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà sản xuất và đối phó tốt hơn với khủng hoảng toàn cầu. Các tập đoàn ô tô, các công ty đa quốc gia công nghiệp ô tô hàng đầu trên thế giới ngày càng có vai trò chi phối, điều tiết và gần như quyết định với tầm ảnh hưởng rất rộng. Các nước đang phát triển, cũng chịu sự chi phối và điều tiết tương tự. Công nghiệp ô tô cần nhiều vốn và công nghệ, do đó, các nước đang phát triển không thể một bước phát triển vượt bậc và ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới, mà cần phải có quá trình từng bước tham gia, nâng cấp, hợp tác và hội nhập. Để đạt được điều này, chỉ có phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô mới có thể bắt kịp và tham gia được vào mạng sản xuất ô tô. Đặc biệt phát triển công nghiệp hỗ trợ trở thành mắt xích quan trọng sản xuất linh kiện, phụ kiện trong mạng sản xuất toàn cầu chứ không phải chỉ đơn thuần lắp ráp ô tô từ linh kiện nhập khẩu. Linh kiện, phụ kiện của ngành công nghiệp hỗ trợ được sản xuất ra bởi các khâu “thượng nguồn”, đây là lĩnh vực hội nhập quốc tế rất quan trọng. Còn

39

công nghệ lắp ráp thuộc khâu “hạ nguồn”, nó không mang tính sản xuất, chế tạo, và không thúc đẩy được ngành công nghiệp phát triển.

Thứ tư, tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp ô tô có hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Ngày nay lao động giá rẻ không còn sức hấp dẫn nhiều trong thu hút đầu tư nước ngoài bởi tỷ lệ chi phí cho lao động thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ, nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng nếu ngành công nghiệp hỗ trợ của nước đấy không phát triển cũng sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn, khó thu hút FDI. Nếu chỉ đơn thuần lắp ráp ô tô từ linh kiện nhập khẩu nhằm tận dụng lao động giá rẻ, thì đến một mức độ nào đó khi các công ty xuyên quốc gia không thấy cơ hội nữa họ sẽ rời bỏ đi, chuyển sang nước khác có lao động rẻ hơn. Hiện nay, các công ty đa quốc gia chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển tốt, đáp ứng được nhu cầu mua sắm linh kiện, phụ kiện phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Do vốn đầu tư được rải ra cho nhiều doanh nghiệp nên phân đoạn, hạn chế được rủi ro, khủng hoảng nếu có. Hơn nữa, các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có quy mô nhỏ, nên họ có thể linh hoạt trong việc thay đổi mẫu mã, đổi mới công nghệ, ứng phó nhanh nhạy với biến động của thị trường.

Thứ năm, tham gia vào mạng sản xuất góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhằm tham gia vào mạng sản xuất, các doanh nghiệp trong công nghiệp ô tô phát triển sẽ ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ chất lượng cao, nhờ đó lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi để nâng cao tay nghề. Do tập trung chuyên môn hóa sản xuất, nên lao động trong công nghiệp ô tô có cơ hội nghiên cứu, tích cực đổi mới, sáng tạo cho sản phẩm của mình. Trong khi đó, hoạt động lắp ráp chỉ là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, trình độ tay nghề của công nhân không có cơ hội được nâng cao, tiếp cận với tiến bộ khoa học và công nghệ.

Thứ sáu, tham gia mạng sản xuất còn có vai trò quan trọng trong đóng góp vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế nhập siêu, theo đó sẽ có tác động tăng nguồn thu ngoại

40

tệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giảm lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô phát triển sẽ làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, khi công nghiệp ô tô phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, kích thích tiêu dùng trong nước, giảm nhập siêu và mở rộng quy mô thị trường. Hơn nữa, tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu là điều kiện thuận lợi cho mở rộng các cụm liên kết ngành, một công cụ rất hữu hiệu giúp nâng cao sức năng suất lao động và sức cạnh tranh, đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế vùng, tạo lập mạng lưới các nhà cung ứng sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc gia [32].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 47 - 50)