Thực trạng tham gia mạng sản xuất ôtô toàn cầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 117 - 123)

6. Kết cấu của luận án

4.1.Thực trạng tham gia mạng sản xuất ôtô toàn cầu của Việt Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ của các doanh nghiệp trong công nghiệp ô tô, hiện nay, Việt Nam có 20 công ty lắp ráp ô tô (hơn 90% là công ty FDI) nhưng chỉ có 83 công ty hỗ trợ cấp một và 138 công ty cấp hai, cấp ba. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có 25 doanh nghiệp lắp ráp nhưng có đến 720 doanh nghiệp hỗ trợ cấp một và trên 1.100 doanh nghiệp cấp hai, cấp ba [28]. Với số lượng hạn chế, khiêm tốn hơn hẳn về công ty hỗ trợ so với Thái Lan do đó ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa phát triển.

Hình 4.1: Sốlượng các OEM, các nhà cung cấp cấp một, hai và ba của Việt Nam

Nguồn: [28].

Do quy mô thị trường trong nước quá nhỏ, nên không khuyến khích được sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng, linh kiện ô tô do đó tỉ lệ nội địa hóa thấp và mức độ tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu là không cao. Trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với tỷ lệ nội địa hóa ô tô ở mức thấp, phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao đông, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe... thì Thái Lan đã trở thành trung tâm quan trọng của nên công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thế giới.

108

Dù đã có quy mô sản xuất khá lớn, nhưng hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô; chất lượng sản phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô cung cấp trên thị trường còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, giá thành xuất xưởng của các sản phẩm phụ tùng, linh kiện ô tô còn cao vì thế làm giảm sức cạnh tranh.

Hiện nay, cả nước mới có khoảng 300 công ty công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất ô tô, trên tổng số 12.000 công ty công nghiệphỗ trợcủa cả nước. Trong đó, có đến 90% các nhà cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ có rất ít công ty công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô.

Ngày 17/8/2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư 05/2021/TT- BKHĐT về "danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được". Theo thông tư, hiện nay Việt nam sản xuất được 287 linh kiện phụ kiện cho ô tô, bao gồm 256 linh kiện, phụ kiện cho xe ôtô con dưới chín chỗ; 13 linh kiện, phụ kiện cho xe ô tô trên chín chỗ và 18 linh kiện, phụ kiện cho xe tải (Phụ lục A.3)

Trong số 256 linh kiện, phụ kiện cho xe ôtô con dưới chín chỗ, có tới 226 linh kiện, phụ kiện sản xuất theo tiêu chuẩn của Toyota, để sử dụng cho các dòng xe của hãng Toyota. Tiếp theo là có 15 linh kiện, phụ kiện sản xuất theo đơn đặt hàng của VinFast, bảy linh kiện, phụ kiện sản xuất theo tiêu chuẩn của Ford, 13 loại dành cho xe Honda, sáu loại cho xe Kia và hai loại cho xe Mitsubishi. Trong số 256 linh kiện, phụ kiện này thì có một số kinh kiện phụ kiện vừa sản xuất theo tiêu chuẩn của hãng xe ô tô này, đồng thời vừa sản xuất theo tiêu chuẩn của hãng xe ô tô khác.

Trong số 13 linh kiện phụ kiện cho xe ô tô trên chín chỗ, có bảy linh kiện, phụ kiện sản xuất theo tiêu chuẩn Ford, bốnlinh kiện, phụ kiện sản xuất cho THACO

Trong số 18 linh kiện phụ kiện sản xuất cho xe tải thì linh kiện phụ kiện theo tiêu chuẩn Ford và tiêu chuẩn Hindo chiếm đa số.

109

Về động cơ ô tô: 100% đều nhập nguyên cụm chi tiết động cơ về lắp ráp. Với một vài dòng xe của một công ty OEM, động cơ được nhập dạng CKD và lắp ráp tại Việt Nam. Đối với hệ thống phanh, tuy không sản xuất được hệ thống hoàn chỉnh, một số chi tiết của hệ thống đã được sản xuất tại Việt Nam, gồm ống phanh, đĩa phanh, trống phanh và bàn đạp chân phanh. Các chi tiết còn lại được nhập khẩu để lắp ráp hệ thống phanh trong nước.

Về thân vỏ:thân vỏ ô tô là chi tiết cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển, do đó, các hãng ô tô đều có xu hướng nội địa hóa để giảm chi phí vận chuyển. Như thấy trong phụ lục A.3, hiện nay Việt Nam sản xuất được khoảng 70 linh kiện phụ kiện liên quan đến thân vỏ và 60 linh kiện phụ kiện liên quan đến sàn xe ô tô mà phần lớn đều là các linh kiện, cụm linh kiện sản xuất theo tiêu chuẩn Toyota.

Về khuôn, với các loại khuôn nhỏ, đơn giản để dập các chi tiết nhỏ thì các công ty trong nước có năng lực để cung cấp, và kiểm tra sửa chữa. Nhưng với các loại khuôn lớn, phức tạp thì vẫn phải nhập khẩu, và gửi ra nước ngoài để sửa chữa. Hơn nữa, do quy mô thị trường ô tô trong nước còn nhỏ nên các nhà lắp ráp cũng khó có thể phát triển hệ thống nhà cung ứng trong nước để tăng tỉ lệ thu mua trong nước. Các công ty chế tạo khuôn và gia công các sản phẩm dập hiện nay chủ yếu để phục vụ công nghiệp xe máy và các ngành công nghiệp cơ khí khác.

Về đúc, một số công ty FDI có đủ năng lực đúc và cung cấp cụm chi tiết bánh xe, nhưng do quy mô thị trường trong nước còn quá nhỏ, nên hầu hết các công ty này mới chỉ phục vụ các công ty xe máy là chủ yếu, và chỉ thực hiện các đơn hàng đúc bánh xe ô tô với quy mô hạn chế.

Về công nghệ xử lý bề mặt, năng lực mạ, xử lý bề mặt tại Việt Nam đã khá phát triển để phục vụ công nghiệp xe máy. Tuy hiện nay công nghiệp ô tô chưa sử dụng nhiều do chủ yếu lắp ráp CKD, nhưng khi quy mô thị trường đủ lớn, hệ thống nhà cung cấp phát triển thì năng lực xử lý bề mặt kim loại cũng sẽ phát triển đáp ứng nhu cầu của ngành.

Ắc quy là phụ tùng đơn giản, không đòi hỏi công nghệ phức tạp và có tỉ lệ thay thế khá lớn, nên ngoài việc cung cấp trực tiếp cho nhà lắp ráp ô tô, ắc quy còn cung

110

cấp cho các đại lý bảo hành, bảo dưỡng. Do vậy, nhu cầu về ắc quy lớn hơn nhiều so với quy mô thị trường xe ô tô. Hiện nay, tại Việt Nam có một số công ty , cả FDI và công ty trong nước sản xuất, cung cấp ắc quy cho các nhà sản xuất ô tô, như GS, Pinaco, Le Long trong miền Nam, và Tibaco ở miền Bắc.

Cụm dây điện là sản phẩm có lợi thế ở Việt Nam với 25 sản phẩm mà các công ty lắp ráp ô tô có thể thu mua trong nước, và cũng là sản phẩm Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới gồm Nhật Bản, Mỹ, Mexico… với kim ngạch xuất khẩu lớn. Nhà cung cấp cụm dây điện chủ yếu là các công ty FDI của Nhật Bản như tập đoàn Sumitomo với năm nhà máy đặt tại các tỉnh khác nhau tại miền Bắc, và công ty Yazaki tại Hải Phòng.

Ghế ô tôlà sản phẩm cồng kềnh nên hầu hết các nhà lắp ráp đều tiến hành nội địa hoá cụm chi tiết ghế sớm nhất. Với các linh kiện phức tạp của ghế như các chi tiết lò xo, sensors… các nhà cung cấp cấp một vẫn phải nhập khẩu, nhưng với các linh kiện cơ khí đơn giản thì hầu hết đều có thể thu mua trong nước. Có nhà cung cấp cấp một tổ chức một phòng trưng bày toàn bộ chi tiết rời của ghế, đánh dấu những chi tiết đã nội địa hoá và những chi tiết đang tìm nhà cung cấp. Ngoài các chi tiết cơ khí, các ngành dệt may, thuộc da cũng rất cần thiết để sản xuất ghế ô tô. Hiện nay, Việt nam đã sản xuất được 30 linh kiện và cụm linh kiện về ghế ô tô của các hãng xe ô tô.

Về các linh kiện nội thất xe ô tô, tuy chưa sản xuất được toàn bộ nhưng một số chi tiết các nhà lắp ráp hoặc các nhà cung cấp cấp một đã có thể tìm mua trong nước một số chitiết nhựa, ăng ten, bộ dụng cụ… [28].

Việc xem xét sựtham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu còn có thể được xem xét thông qua các số liệu thống kê về thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô cũng thể hiện phần nào mức độ tham gia mạng sản xuất toàn cầu của công nghiệp ô tôViệt Nam.

Bảng 4.1: Sốlượng và giá trị nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô

Năm Nhập khẩu Ô tô nguyên chiếc Linh kiện, phụ tùng ô tô

2009 Số lượng (chiếc) 80.596

111

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê Tổng cục Hải quan 2009- 2021

Mặc dù chưa phát triển mạnh, nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sản xuất linh kiện, phụ tùng công nghiệp ô tô Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng khá tốt. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,2 tỷ USD linh

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 15.740,59

2010 Số lượng (chiếc) 53.841

Giá trị (USD) 978.513.689 1.929.030.864

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 18.174,14

2011 Số lượng (chiếc) 54.621

Giá trị (USD) 1.028.613.584 2.037.929.121

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 18.831,83

2012 Số lượng (chiếc) 27.405

Giá trị (USD) 615.484.076 1.461.339.615

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 22.458,82

2013 Số lượng (chiếc) 35.125

Giá trị (USD) 722.620.391 1.678.984.695

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 20.572,82

2014 Số lượng (chiếc) 70.956

Giá trị (USD) 1.581.666.079 2.182.880.902

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 22.290,8

2015 Số lượng (chiếc) 125.534

Giá trị (USD) 2.982.658.423 3.028.266.112

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 23.759,77

2016 Số lượng (chiếc) 113.567

Giá trị (USD) 2.335.122.553 3.549.516.050

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 20.561,63

2017 Số lượng (chiếc) 97.213

Giá trị (USD) 2.237.000.000 3.171.154.252

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 23.011,33

2018 Số lượng (chiếc) 81.609

Giá trị (USD) 1867278798 3.580.000.000

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 22.880,79

2019 Số lượng (chiếc) 140.301

Giá trị (USD) 3.333.616.311 4.160.000.000

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 23.760,46

2020

Số lượng (chiếc) 105.201

Giá trị (USD) 2.347.452.509 2.160.000.000

Giá trị bình quân (USD/chiếc) 22.313,98

5 tháng

2021 Số lượng (chiếc) 65.736

Giá trị (USD) 1.490.901.125 1.247.772.876

112

kiện sang hai thị trường chủ yếu là Nhật Bản và Mỹ. Điều đáng quan tâm là Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với một số phụ tùng, linh kiện như linh kiện cho hệ thống truyền động, túi khí... Điều này cho thấy, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có thể có cơ hội phát triển thông qua xuất khẩu, và công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn có cơ hội tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu nhờ nâng cao năng lực xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

Hình 4.2: Xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô năm 2020

Nguồn: ITC Trademap 2020

Nhìn chung, công nghiệp ô tô Việt Nam mới bước đầu tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu ở khâu hạ nguồn và các công ty FDI chiếm ưu thế. Theo số liệu của công ty Toyota Việt Nam, công ty đã hợp tác với 18 công ty cung cấp phụ tùng linh kiện ở Việt Nam thì công ty FDI chiếm 11, chỉ có bảy công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất phụ tùng linh kiện.

Bảng 4.2: Một số phụ tùng linh kiện ô tô do công ty nội địa sản xuất ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Sản phẩm Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Phanh 1000 bộ 8.959,2 4.689 254,7 18.020,4 20.312 Vành, bánh xe 1000 cái 2.581,5 519 774,2 113,2 213,4 Trục dẫn 1000 cái 5.489 8.345,4 5.678 5.024 498 Ống xả 1000 cái 218,9 10.340,9 15.728 122,6 234 Nhíp lò xo 1000 cái 7.726 8.507 6.771 5.678

113

Bộ tản nhiệt 1000 cái 676 0,5 8 9,4

Composite (đầu,

đuôi, sườn ô tô) Tấn 17,7 5,3

Phụ tùng ô tô

bằng composite Tấn 3,6

Tấm vải bọc túi

khí Tấn 26,5 72,1 58,9 54,6

Vô lăng ô tô Tấn 546 1.179,5 1.894

Ghế ô tô Tấn 2.639 2.567

Mâm kẹp xe ô tô Tấn 282 539 689 768

Ruột két nước 1000 cái 6,3 7,9

Phụ tùng khác của

xe có động cơ Tấn

507.785

,6 50.081,1 31.560,9 51.663,6 534,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 117 - 123)