Giai đoạn tự do hóa đầy đủ (từ năm 2000 đến nay)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 73 - 77)

6. Kết cấu của luận án

3.1.3. Giai đoạn tự do hóa đầy đủ (từ năm 2000 đến nay)

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2000, Thái Lan đã bãi bỏ hoàn toàn quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và linh kiện ô tô, cho phép các công ty đa quốc gia thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Thái Lan. Nhờ đó, các công ty đa quốc gia trở thành nhà lắp ráp và sản xuất ô tô, còn những doanh nghiệp trong nước trở thành các nhà thầu, nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu ở Thái Lan.

Bên cạnh đó, việc Thái Lan tham gia khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) đã tăng cường thêm sự tự do hóa trong ngành sản xuất ô tô của Thái Lan. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) quy định nếu xe sản xuất ra có tỷ lệ nội địa hóa đạt mức 40% thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi 0-5% khi xuất sang các nước ASEAN [103].

64

Một trong những yếu tố đóng góp vào thành công trong việc tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan chính là năng lực hoạch định và triển khai chính sách. Thái Lan đã thông qua ba lần quy hoạch tổng thể ngành sản xuất ô tô xe máy: quy hoạch thứ nhất (2002-2006); quy hoạch thứ hai (2006-2011) và quy hoạch thứ ba (2012-2016). Trong ba lần quy hoạch, về tổng thể ngành sản xuất ô tô của Thái Lan, các mục tiêu đều rõ ràng, xuyên suốt từ phân tích tình hình thế giới cho đến phân tích tình hình trong nước, sau đấy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành rồi đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và các kế hoạch hành động chi tiết. Điểm nổi bật chung của ba bản quy hoạch của ngành sản xuất ô tô Thái Lan chính là xây dựng được một khung phân tích rõ ràng, thúc đẩy sự tham gia của các nhóm lợi ích vào quá trình xây dựng bản quy hoạch. Trong quy hoạch công nghiệp ô tô lần thứ nhất, mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm chế tạo ô tô của khu vực, định vị dòng xe bán tải là “sản phẩm vô địch”. Để đạt được mục tiêu của mình, Chính phủ Thái Lan đã miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc cho tất cả các dự án sản xuất xe bán tải, nhờ đó, Toyota và Isuzu đã quyết định chuyển mảng sản xuất xe bán tải từ Nhật Bản sang Thái Lan. Cùng thời điểm đó, hãng ô tô Ford cũng chọn Thái Lan làm trung tâm sản xuất dòng xe Ford Everest để xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng cụ thể hóa các mục tiêu của công nghiệp ô tô xe máy Thái Lan như sau:

- Chế tạo 1 triệu ô tô/ năm trong đó xe tải 1 tấn đạt 700.000 chiếc, xe ô tô khách đạt 300.000 chiếc với tổng giá trị hơn 500 tỷ baht;

- Xuất khẩu 140.000 xe ô tô trong năm 2006 (14% số lượng sản xuất); - Sản xuất 2 triệu xe máy với tổng giá trị hơn 100 tỷ baht;

- Xuất khẩu 120.000 chiếc xe vào năm 2006 (6% số xe máy sản xuất);

- Xuất khẩu các linh phụ kiện ô tô xe máy có chất lượng quốc tế với trị giá hơn 200 tỷ baht;

- Giá trị gia tăng của linh phụ kiện ô tô xe máy được sản xuất trong nước đạt 160 tỷ baht vào năm 2006.

65

Để phát triển công nghiệp ô tô, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa bằng các chương trình như tăng kinh phí đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư, tặng học bổng học tập cho khối ngành công nghiệp, đào tạo đội ngũ điều hành và đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu công nghiệp ô tô, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu linh kiện, phụ kiện phù hợp với các cam kết WTO và AFTA.

Năm 2000, Chính phủ Thái Lan đã dỡ bỏ yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa để đáp ứng với các quy định khi gia nhập WTO, đồng thời Chính phủ Thái Lan cũng sử dụng các chính sách tài chính khác nhau nhằm thúc đẩy công nghiệp ô tô như: tăng tỷ lệ thuế từ 20% lên đến 33% đối với nhập khẩu linh kiện phụ kiện CKD; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe taxi từ 35-48% xuống còn 12%, xe bán tải xuống còn 3-5%, và xe chở khách (nhỏ hơn 2.400 cc) từ 37,5% xuống còn 35% [103].

Nhờ các chính sách khuyến khích của Chính phủ, Toyota đã quyết định chuyển cơ sở sản xuất xe tải và xe bán tải từ Nhật Bản tới Thái Lan. Mục tiêu Toyota sử dụng Thái Lan như một có sở sản xuất để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình. Năm 2005, hơn 70 nhà cung cấp phụ tùng ô tô Nhật Bản đã đầu tư vào Thái Lan, trong đó có bốn hãng xe lớn thành lập trung tâm R&D ở Thái Lan. Năm 2004, Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan trở thành “Detroit của châu Á”. Mục tiêu kế hoạch này biến Thái Lan trở thành trung tâm xuất khẩu ô tô trong khu vực Đông Nam Á với mục tiêu sản xuất 2,5 triệu chiếc năm 2016 và trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới.

Theo Tổ chức các nhà sản xuất xe ô tô quốc tế (OICA), năm 2020 Thái Lan là nhà sản xuất xe lớn thứ 11 thế giới và là quốc gia sản xuất xe hàng đầu của khu vực ASEAN. Với xu hướng xe điện thực sự là tương lai của công nghiệp ô tô, năm 2018, Thái Lan đã áp dụng một chương trình thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhằm thay đổi cách đánh thuế từ chỉ dựa trên công suất động cơ chuyển sang dựa trên phát thải khí CO2.

66

Bảng 3.5: Thuế tiêu thụđặc biệt ô tô của Thái Lan từtháng 1 năm 2018

Loại xe Công suất động cơ / nhiên liệu /

chasis CO2 g/km < 100 100–150 150–200 > 200 Xe chở khách < 3.000 cc E85/CNG 30% 25% 35% 30% 40% 35% > 3.000 cc 50% Xe động cơ xăng điện (Hybrid) < 3.000 cc > 3.000 cc 5% 20% 50% 25% 30% Xe điện chạy Pin

(BEV)

-

2% Xe tiết kiệm nhiên

liệu (Eco Car) 1.300 - 1.400 cc E85 14% 12% 17%

< 200 > 200

Xe bán tải

Single cab (2

cửa, 1 hàng ghế) 3% 5%

Space cab (2 cửa,

2 hàng ghế) 5% 7%

Double cab (4

cửa, 2 hàng ghế) 12% 15%

Xe bán tải < 3.250 cc > 3.250 cc 25% 50% 30%

Nguồn: Thai Board of Investment.

Tháng 3 năm 2017, Chính phủ Thái Lan công bố lộ trình phát triển xe điện và áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho sản xuất xe điện. Mục tiêu của Thái Lan là đến năm 2036 sẽ tăng được lượng xe điện lên 1,2 triệu chiếc và có 690 trạm sạc điện trên toàn quốc. Theo kế hoạch này, các dự án đầu tư sản xuất xe BEV (xe điện) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm với các doanh nghiệp đăng ký trước 31/12/2019: đối với ô tô điện, những hãngđầu tư tối thiểu 5 tỷ baht (162,6 triệu USD) bên cạnh các đặc quyền bổ sung nếu họ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thì họ đồng thời sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm. Các công ty đầu tư ít hơn 5 tỷ baht sẽ được miễn thuế doanh nghiệp ba năm cùng các đặc quyền bổ sung cho các mục tiêu cụ thể khác.

Tóm lại, chính sách phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan khá mở. Thái Lan không đặt mục tiêu phát triển một thương hiệu ô tô riêng cho mình như Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia. Tuy có những chính sách bảo hộ theo từng giai đoạn phát triển

67

ngành, nhưng chủ yếu vẫn là biện pháp thuế quan. Bên cạnh đó, Thái Lan có chiến lược phát triển liên kết ngành rõ ràng, do đó vị trí doanh nghiệp ô tô Thái Lan hầu hết tập trung tại Bangkok và các tỉnh lân cận, nhờ đó tạo nên các cụm liên kết công nghiệp ô tô ở Thái Lan. Chính điều này đã hấp dẫn các công ty đa quốc gia, hãng ô tô lớn trên thế giới khi muốn tìm cho mình một trung tâm sản xuất ô tô của khu vực.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)