Cơ hội phát triển công nghiệpô tô Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 145 - 149)

6. Kết cấu của luận án

4.4.2. Cơ hội phát triển công nghiệpô tô Việt Nam trong thời gian tới

Mặc dù quy mô thị trường ô tô của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ, nhưng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu

136

tư trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô. Do đó, Việt Nam sẽ tham gia mạnh mẽ vào mạng sản xuất toàn cầu nhằm phát triển công nghiệp ô tô trong thời gian tới.

Về cơ sở hạ tầng giao thông: trong những năm gần đây, đường cao tốc liên tỉnh, đường cao tốc Bắc Nam đã và đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại bằng xe ô tô cá nhân. Ngày 1/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 326/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo Quy hoạch, các tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông và phía Tây sẽ được xây dựng với tổng chiều dài trên 3.000km. Hiện nay, một số đoạn đường cao tốc phía Đông đã và đang trong quá trình hoàn thiện. Bên cạnh đó, các tuyến đường cao tốc nối các tỉnh thuộc ba vùng với nhau cũng đang trong quá trình xây dựng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đến nay, cả nước có 1.163 km đường bộ cao tốc, dự kiến đến năm 2023 sẽ hoàn thành khoảng 916 km đang đầu tư, nâng tổng số đường bộ cao tốc trong cả nước lên 2.079 km, đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000km và năm 2030 là 5.000 km. Mạng lưới cao tốc này sẽ tạo sự thuận tiện và rút ngắn thời gian đi lại nên sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy tiêu dùng xe ô tô cá nhân và phát triển công nghiệp ô tô trong nước trong những năm tới đây.

Về dân số: Cơ cấu dân số vàng dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2030 đặc biệt là dân số tầng lớp trung lưu tăng do đó nhu cầu sử dụng xe cá nhân sẽ tăng cao, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng xe ô tô tại Việt Nam sẽ tăng đột biến. Hơn nữa, cơ cấu dân số vàng tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động trong công nghiệp ô tô. Với truyền thống chăm chỉ, thông minh, ham học hỏi, lao động Việt Nam sẽ bắt kịp nhanh với xu hướng phát triển mới.

Về thu nhập bình quân: theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt mức 2.253 USD, và dự báo đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên mức 4.700-5.000 USD, với mức thu nhập như thế, người dân hoàn toàn có thể mua được ô tô với hình thức trả góp. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang có những chính sách tín dụng ưu đãi cho vay mua ô tô với tỷ lệ cho vay lên tới 80%-90%, thậm chí 100% giá trị chiếc xe. Thủ tục cho vay mua

137

ô tô đơn giản, nhanh gọn, thông thoáng, người vay chỉ cần hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, bảng lương… là có thể mua được ô tô. Do đó, trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng ô tô của người Việt sẽ tăng đáng kể.

Về tiềm năng xuất khẩu: Yếu tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp ô tô không chỉ ở thị trường trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu sang các thị trường các đối tác FTA như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam đã tham gia. Đặc biệt hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại hy vọng cho công nghiệp ô tô Việt Nam bởi Nhật Bản và Việt Nam cùng tham gia hiệp định này, mà nền công nghiệp ô tô ở Nhật Bản lại rất phát triển, hiện nay Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu linh kiện, phụ kiện từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan … Theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, để xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc sang các nước thành viên thì đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải chuyển sang mua linh kiện, phụ kiện từ các nước thành viên như Việt Nam. Do đó, Việt Nam trong thời gian tới sẽ có cơ hội thu hút được nguồn vốn nước ngoài và phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ này.

Bảng 4.5: Xuất khẩu kinh kiện ô tô của Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản

Quốc gia 2018 2019 2020

Mỹ 1,3 tỷ USD 1,7 tỷ USD 1,8 tỷ USD

Nhật Bản 2,1 tỷ USD 2,17 tỷ USD 2,37 tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan (2020).

Về chính sách thương mại, triển khai các hiệp định thương mại (FTA), hiện nay Việt Nam có 14 FTA đang hoạt động, một FTA đã được ký kết, nhưng chưa có hiệu lực, và hai FTA hiện đang được đàm phán hoặc đang trong quá trình phê chuẩn, ngoài ra còn có chín FTA đang trong quá trình đề xuất hoặc tham vấn.

138

Bảng 4.6: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực ở Việt Nam

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ Năm có hiệu lực

1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993

2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN-Trung Quốc 2003

3 AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN-Hàn Quốc 2007

4 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện

ASEAN - Nhật Bản 2008

5 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt

Nam-Nhật Bản 2009

6 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN - Ấn Độ 2010

7 AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN -Australia-New Zealand 2010 8 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam - Chi Lê 2014

9 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam - Hàn Quốc 2015

10 VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu 2016 11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 2018

12 AHKFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung

Quốc) 2019

13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt

Nam - Liên minh Châu Âu 2020

14 UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam - Vương quốc Anh 2021

15 RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

diện Khu vực 2022

16 VN-EFTA FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA

Đang đàm phán 17 VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa

Việt Nam và Isarel

139

Tham gia các FTA chứng minh rằng Việt Nam đang ngày càng mở rộng nền kinh tế, tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Tác động của giảm thuế, các công ty địa phương tham gia sản xuất linh kiện bị loại bỏ thuế sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng cũng như giá thành sản phẩm của họ nếu không muốn bị loại ra khỏi thị trường. FTA bắt đầu mở ra cho các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này, công ty phải nỗ lực đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa. Có như vậy mới hưởng được thuế suất ưu đãi và có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Do đó, Việt Nam nên chú ý đưa ra những ưu đãi nhằm nhập khẩu công nghệ cốt lõi nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)