6. Kết cấu của luận án
3.3.1. Một số thành công và nguyên nhân
Một số thành côngvề tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu Thái Lan:
Công nghiệp ô tô của Thái Lan đã từng bước được phát triển và trở thành một phần quan trọng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu:
- Trở thành nhà sản xuất linh kiện cấp một hoạt động mạng sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước và nước ngoài;
- Trở thành nhà sản xuất linh kiện cấp hai và cấp ba hoạt động mạng sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước;
- Liên doanh với các công ty đa quốc gia và cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho thị trường toàn cầu;
102
Nguyên nhân thành công của công nghiệp ô tô Thái Lan:
Để có được thành công nhất định như trên, không có một nguyên nhân nào là duy nhất. Xuất phát từ chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp ô tô toàn cầu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm giảm chi phí sản xuất, kết hợp quá trình nỗ lực của cả chính phủ và khu vực tư nhân Thái Lan, và quy mô thị trường ô tô Thái Lan thu hút các công ty đa quốc gia. Ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, bản thân Thái Lan cũng nỗ lực không ngừng và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1960 đến 1990, Chính phủ Thái Lan đã trợ giúp công nghiệp ô tô thông qua nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là quy định về tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, Thái Lan bắt đầu dựa trên các cơ chế thị trường để thực hiện việc hội nhập toàn cầu và đạt sự phát triển nhanh chóng trong hơn hai thập niên qua. Điểm nổi bật nhất của giai đoạn sau là không quy định về tỷ lệ nội địa hóa và chấp nhận cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính phủ Thái Lan tạo ra những kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và cách thức mong muốn được trợ giúp của các doanh nghiệp. Việc am hiểu nhu cầu được thể hiện qua việc xây dựng một dự án với quy hoạch rõ ràng và hiện thực. Xe bán tải được xem là nền tảng phát triển ban đầu của công nghiệp ô tô Thái Lan.
Thứ nhất là do chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp ô tôtoàn cầu,từ giữa thập niên 1980, thế giới rộ lên một làn sóng áp dụng mô hình sản xuất mới trong công nghiệp ô tô. Do áp lực cạnh tranh về thị trường, các công ty buộc phải đưa ra một mô hình sản xuất đơn giản, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả sản xuất vẫn phải được đáp ứng. Nhật Bản cũng như các nước phát triển như Châu Âu và Mỹ, đã phải trải qua quá trình cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu ô tô do sự gia tăng về chi phí lao động từ những năm 1980 và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Chi phí lao động gia tăng đã thúc đẩy việc di dời một phần đáng kể trong sản xuất từ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu sang Trung Quốc và Đông Nam Á.
Năm 1985, Thái Lan gặp nhiều điều kiện thuận lợi, do đồng Yên tăng giá, các công ty của Nhật Bản muốn chuyển sản xuất ra các nước có chi phí sản xuất thấp, và Thái Lan là lựa chọn đầu tiên của các công ty Nhật Bản bởi:
103 Vị trí địa lý và văn hóa giữa hai nước;
Nhu cầu thị trường của các nước Đông Nam Á chủ yếu là đối với xe tải và xe nhỏ gọn mà các nhà sản xuất Nhật Bản có lợi thế so sánh;
Ngay cả khi các công ty Nhật Bản có nghĩa vụ phải chuyển sang xuất khẩu các linh kiện thay vì các loại xe hoàn chỉnh thì các nước ASEAN vẫn là khách hàng quan trọng của các công ty Nhật Bản;
Các công ty Nhật Bản lo sợ các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Mỹ sẽ tham gia vào các nước ASEAN.
Môi trường chính sách thuận lợi, trong thời kỳ thay thế nhập khẩu, các nhà
hoạch định chính sách Thái Lan đã đưa ra các công cụ chính sách cũng tương tự các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, môi trường chính sách ở Thái Lan tương đối tự do và ổn định hơn so với các nước trong khu vực. Và đặc biệt quan trọng là, không giống như các nước khác trong khu vực, mục đích của chính phủ Thái Lan là phát triển công nghiệp ô tô với chiến lược thay thế nhập khẩu và biến Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất, lắp ráp và xuất khẩu xe của khu vực mà không cần thương hiệu xe hơi quốc gia, cũng không cần quốc gia hóa ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô. Năm 1999, Chủ tịch của Toyota Motor Thái Lan tuyên bố: “Thái Lan là ứng cử viên tốt nhất cho Toyota bởi vì Thái Lan không có Chính sách “xe hơi quốc gia” và cung cấp một sân chơi bình đẳng cho tất cả các công ty trong và ngoài nước”. Đồng thời, Thái Lan không có mục tiêu rõ ràng cho tỷ lệ nội địa hóa các bộ phận và sản xuất linh kiện. Trước khi đưa ra tỷ lệ nội địa hóa, Chính phủ Thái Lan đã tham khảo ý kiến với các nhà sản xuất ô tô và đưa ra tỷ lệ phù hợp [47].
Các trường đại học và viện nghiên cứu có vai trò tích cực trong việc đào tạo
nguồn nhân lực cho công nghiệp ô tô ở Thái Lan, bao gồm trường Đại học Chulalongkorn, Viện nghiên cứu Công nghệ King Mongkut (KMITL), Đại học Công nghệ King Mongkut Thonburi, Đại học Công nghệ King Mongkut Bắc Bangkok và Viện nghiên cứu công nghệ Thai-Nichi. Sau khi Thái Lan trở thành một trung tâm sản xuất, các trường đại học này bắt đầu cung cấp các chương trình kỹ thuật ô tô để sản xuất nhân lực có trình độ cao.
104
Các hiệp hội công nghiệp tư nhân, mục đích chính của các hiệp hội nhằm
tăng cường năng lực của các nhà cung cấp nội địa. Hiệp hội lớn nhất đối với công nghiệp ô tô Thái Lan là hiệp hội nhà sản xuất ô tô Thái Lan (TAPMA), được thành lập năm 1978 với tư cách là một hiệp hội của các công ty sản xuất phụ tùng ôtô. Hiệp hội này nhằm mục đích đưa ra tiếng nói chung cho các nhà sản xuất ô tô trong nước để bảo vệ, hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp của Thái Lan.
Hiệp hội xúc tiến công nghệ, thành lập năm 1973 với sự hỗ trợ tài chính từ Nhật Bản, Hiệp hội Xúc tiến Công nghệ (Thái Lan - Nhật Bản) thành lập năm 1973 với sự hỗ trợ tài chính từ Nhật Bản, là cơ quan xúc tiến công nghệ thành công nhất khu vực tư nhân. Nó cung cấp dịch vụ tư vấn mang tên 'Chương trình Shindansha' cho các doanh nghiệp vừa và lớn tại địa phương. Phần lớn các dự án tư vấn được thực hiện cùng với cục khuyến khích công nghiệp.
Mối quanhệ giữa các nhà sản xuất ô tô và Chính phủ, ví dụ như mối quan hệ giữa các hãng sản xuất ô tô - nhà cung cấp; các trường đại học và các công ty; các công ty và các cơ quan của Chính phủ. Các mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài từ chính sách đến thực thi và phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan