So sánh về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệpô tô

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 135 - 136)

6. Kết cấu của luận án

4.3.4. So sánh về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệpô tô

Nguồn nhân lực có vai trò then chốt nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của công ty, tuy nhiên nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô Việt nam của đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành.

Tại Việt Nam, trình độ nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô ở Việt Nam chất lượng không cao. Tỷ lê lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,41%, đại học và cao đẳng chiếm 1,347%, trung cấp chiếm 11,53%, công nhân đào tào dài hạn chiếm 17,42%, công nhân đào tạo ngắn hạn chiếm 15,89%, còn lại 41,56% công nhân chưa qua đào tạo [28].

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô còn nhiều bất cập. Hiện nay, Việt Nam có 49 trường đào tạo trong lĩnh vực cơ khí, tại Hà Nội có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ô tô uy tín như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Giao thông vận tải; Học viện Kỹ thuật quân sự; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí

126

Minh... Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp ô tô còn thấp, hầu hết kỹ sư ra trường sau khi được nhận vào làm việc tại các công ty, nhà máy ô tô đều phải đào tạo lại. Bởi thực trạng đào tạo kỹ sư ô tô tại các trường đại học đều chưa gắn với thực tế, giáo trình cũ, rất nhiều trường giáo viên không cập nhật những thay đổi công nghệ mới trong công nghiệp ô tô.

Tại Thái Lan, nhận thức được hạn chế của Thái Lan về nguồn nhân lực khi phát triển công nghiệp ô tô, Chính phủ Thái Lan đã hợp tác với Chính phủ Nhật Bản tiến hành các chương trình phát triển nguồn nhân lực theo kiểu hợp tác công tư nhằm đào tạo nhân lực cho ngành chế tạo linh kiện ô tô. Trong khuôn khổ hợp tác như vậy, dự án: “Automotive Human Resource Development Project (AHRDP)” đã được triển khai từ năm 2006 nhằm đào tạo lao động và kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba. Bốn hãng ô tô Nhật Bản bao gồm: Toyota, Nisan, Honda và Denso đã tham gia chương trình này, đào tạo 300 kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp batrong thời gian 2006-2007. Đến lượt các kỹ thuật viên này lại đào tạo 4.000 kỹ thuật viên khác của họ tại nhà máy trong giai đoạn 2008-2010. Chính nhờ nguồn lao động có kỹ năng này, các hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài đã hăng hái đầu tư vào Thái Lan, cũng nhờ đó các công ty trong nước của Thái Lan có điều kiện phát triển và nâng cấp [103].

Các công ty xuyên quốc gia, các liên doanh và các công ty 100% vốn trong nước đã thu hút các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ là giảng viên - nghiên cứu viên ở các trường đại học của Thái Lan về làm việc cho mình. Các liên doanh và các công ty trong nước còn đồng thời gửi nhân viên của mình đi tham gia các khóa đào tạo ở các trường đại học [10].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 135 - 136)