Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 114 - 115)

6. Kết cấu của luận án

3.3.2.Những hạn chế

Thái Lan công nghiệp ô tô đã được trải qua một sự mở rộng liên tục và trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp là lao động Thái có tay nghề cao trong so sánh cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng công nghiệp ô tô kéo dài, Thái Lan sẽ phải đối mặt với một vấn đề càng nghiêm trọng của tình trạng thiếu lao động như cơ cấu dân số Thái Lan đang dịch chuyển hướng tới một xã hội già hóa.

Khi nhu cầu về lực lượng lao động ở tất cả các cấp độ được tăng lên nhanh chóng, đào tạo là điều cần thiết để đảm bảo rằng các nhà máy mới được trang bị để làm việc trong ngành công nghiệp và cũng cải thiện năng lực của lực lượng lao động hiện có bằng cách phát triển các kỹ năng và năng suất của họ không chỉ cho nhân viên tác mà còn nghệ nhân và các chuyên gia ví dụ như kỹ sư, nhà nghiên cứu bao

105

gồm giám đốc điều hành hàng đầu thế giới để trao quyền Thái Lan về hướng đang được các cơ sở sản xuất của Châu Á và tăng khả năng cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, dù đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tuy nhiên, hoạt đông này vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Thái Lan vẫn chưa thực sự làm chủ công nghệ, vẫn phụ thuộc vào các công ty FDI. Thái lan chưa sẵn sàng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô độc lập bởi hoạt động R&D của Thái Lan tuy được chú trọng nhất trong khu vực nhưng vẫn chỉ trong giai đoạn phôi thai. Hơn nữa, Thái Lan vẫn tiếp nhận công nghệ qua các công ty liên doanh, do đó, trong thời gian tới, dù phát triển công nghiệp ô tô theo hướng sản xuất xe điện, thì Thái Lan vẫn sẽ theo mô hình tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu để phát triển công nghiệp ô tô của quốc gia mình.

Về năng lực hấp thu công nghệ, so với Hàn Quốc, khả năng tiếp thu công nghệ từ các công ty đa quốc gia của Thái Lan chưa cao, do đó, các công ty đa quốc gia đã tận dụng lợi thế để mở rộng thị trường của họ thông qua FDI, và công nghiệp ô tô Thái Lan phụ thuộc vào FDI. Trong khi đó, Hàn Quốc từng bước chuyển sang hoạt động độc lập dựa vào nội lực của các doanh nghiệp. Ví dụ như tập đoàn Huyndai, việc hấp thu công nghệ và làm chủ công nghệ mang lại sự thành công trong công nghiệp ô tô Hàn Quốc. Hàn Quốc đã nâng cao năng lực nội tại để tiếp thu và đâu tư mạnh mẽ vào hoạt động R&D, năm 1994, tập đoàn Huyndai dành 4.4% doanh số đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển, đến năm 1995, con số đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển đã lên đến 7% [107]

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 114 - 115)