Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 149 - 150)

6. Kết cấu của luận án

4.5.Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy công nghiệp ô tô chỉ có thể phát triển khi thị trường đủ lớn (đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô), và phần lớn thị phần phải dành cho các nhà sản xuất trong nước. Nếu thị trường trong nước nhỏ quá, Chính phủ và các công ty nên có định hướng xuất khẩu cho công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, các thương hiệu ô tô trong nước rất khó xuất khẩu. Mặt khác, khi quy mô thị trường (trong và ngoài nước) chưa lớn mạnh, các nhà sản xuất trong nước sẽ không có nhu cầu phát triển mạng sản xuất trong nước để đảm bảo tiến độ thời gian và kiểm soát chất lượng. Do đó, tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu giúp cho ngành này theo được định hướng xuất khẩu, tạo hiệu ứng lan tỏa đối với sản xuất trong nước qua khu vực công nghiệp hỗ trợ ô tô (liên kết ngược) rồi tới các hãng ô tô thương hiệu nội địa (liên kết xuôi do cung cấp phụ tùng, linh kiện). Các hãng ô tô trong nước muốn có thương hiệu ô tô riêng như VinFast, Thaco, TC Motor chắc chắn sẽ cần có công nghiệp hỗ trợ hậu thuẫn, nhưng công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô Việt Nam muốn phát triển hiện tại phải dựa vào thị trường là các hãng lắp ráp các dòng xe thương hiệu quốc tế. Mặt khác, các linh kiện, phụ tùng công nghệ cao mà các công ty công nghiệp hỗ trợ địa phương không đủ năng lực chế tạo trong vài chục năm tới, phải mua của các công ty đa quốc gia chuyên chế tạo phụ tùng ô tô.

Để nâng cao giá trị tạo ra trong nước và tham gia sâu vào mạng sản xuất toàn cầu, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

140

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 149 - 150)