So sánh về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nhà cung ứng cho công

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 132 - 134)

6. Kết cấu của luận án

4.3.2. So sánh về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nhà cung ứng cho công

nghiệp ô tô

Trước năm 2004, công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ là việc đại tu, sửa chữa các loại ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài của một số nhà máy có năng lực gia công cơ khí mạnh trong nước. Việc đầu tư vào các nhà máy này chủ yếu nhờ viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, công nghệ máy móc lạc hậu và không có khả năng chế tạo phụ tùng thay thế. Có thể nói, đến trước năm 2004, Việt Nam vẫn chưa có ngành công nghiệp gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng là ô tô. Trong thời gian này, toàn bộ xe ô tô sử dụng tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu chủ yếu

123

từ Liên Xô, Trung Quốc, một số nước Đông Âu, Nhật Bản và một số nước khác [32]. Năm 2004, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 177/2004/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với hàng loạt các chính sách và giải pháp hỗ trợ đối với công nghiệp ô tô Việt Nam thì các công ty sản xuất lắp ráp ôtô có vốn FDI và một số công ty trong nước quan tâm nhiều hơn đến các ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa. Theo thống kê chưa đầy đủ của các công ty trong ngành này, hiện nay, Việt Nam có đến 20 công ty lắp ráp ô tô nhưng chỉ có 84 công ty hỗ trợ cấp một và 145 công ty cấp hai, cấp ba. Trong số này, phần lớn là các công ty nhà nước. Các công ty này trước đây là các xí nghiệp cơ khí, hóa chất nay chuyển đổi hoạt động sang lĩnh vực sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho lắp ráp ôtô, chủ yếu cung cấp cho các công ty nhà nước khác theo mô hình khép kín. Một số nhà sản xuất hỗ trợ có hiệu quả cho công nghiệp sản xuất xe máy nội địa cũng mở rộng loại hình sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực hỗ trợ cho lắp ráp ôtô. Còn lại là các công ty tư nhân mới hình thành và một số cơ sở được các liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô đầu tư nhằm cung ứng cho quá trình sản xuất của mình. Các công ty công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang sản xuất sản phẩm và hoạt động theo hai hướng: Theo cụm chi tiết (cao su, điện, khung vỏ…) và theo giai đoạn công nghệ (dập, đúc, ép). Một số liên doanh do có thị trường đã đầu tư mới dây truyền dập vỏ xe. Các công ty tư nhân cũng đang tích cực đầu tư vào xưởng đúc, dập.

Trong khi đó, Thái Lan cũng có số công ty lắp ráp, sản xuất ô tô chỉ có trên 18 nhưng có đến 720 công ty hỗ trợ cấp một và 1700 công ty cấp hai, cấp ba. Với số lượng hạn chế, khiêm tốn hơn hẳn về công ty hỗ trợ cấp một, cấp hai và cấp ba so với Thái Lan do đó ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa phát triển. Trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với tỷ lệ nội địa hóa ô tô ở mức rất thấp thì Thái Lan đã trở thành trung tâm quan trọng của nền công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thế giới. Năm 2015, giá trị xuất khẩu ô tô của Thái Lan đạt 19,2 tỷ USD và linh kiện phụ tùng ô tô đạt 13 tỷ USD. Ngoài việc cung cấp phụ tùng cho các công ty của Thái Lan, các nhà chế tao còn sản xuất các linh kiện thay thế cho ô tô trên toàn thế giới.

124

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)