Giai đoạn tự do hóa một phần (từ năm 1987 đến năm 1999)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu của luận án

3.1.2.Giai đoạn tự do hóa một phần (từ năm 1987 đến năm 1999)

Cuối năm 1986 đầu năm 1987, Chỉnh phủ Thái Lan bắt đầu có những động thái tự do hóa nền kinh tế nói chung và công nghiệp ô tô nói riêng với cách tiếp cận thận trọng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tự do hóa của Chính phủ Thái Lan là việc phá giá đồng baht năm 1984 đã làm tăng sức cạnh tranh của hàng Thái Lan trên thị trường thế giới. Thái Lan chuyển dứt khoát sang chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu.

Trong những năm đầu thập kỷ 1990, Chính phủ Thái Lan xóa dần những hạn chế trong công nghiệp ô tô, mở cửa một phần cho sản xuất xe nguyên chiếc và linh kiện thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu. Năm 1993, Thái Lan thông qua một số dự án khuyến khích xuất khẩu ô tô như: (1) Xóa bỏ những hạn chế thành lập các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nước ngoài; (2) Chuyển đổi từ định hướng sản xuất phục vụ thị trường trong nước sang định hướng thị trường xuất khẩu. (3) Thúc đẩy xuất khẩu để đối phó với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Nhờ những dự án khuyến khích này, từ năm 1990 đến 1994, công nghiệp ô tô phát triển nhảy vọt, với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, nhu cầu thị trường trong nước cũng tăng mạnh đạt mức 20%/năm.

Nhờ chính sách tự do hóa, tạo năng lực cạnh tranh quốc tế, tiến trình thiết kế sản phẩm đưa Thái Lan trở thành trung tâm ô tô của khu vực. Một bước ngoặt mới trong chính sách phát triển công nghiệp ô tô là chính sách tự do hóa trong nửa đầu của năm 1990, quy định sở hữu nước ngoài trong các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô được bãi bỏ.

62

Bảng 3.4: Tóm tắt chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan thời kỳ 1987-1999

Năm Các chính sách của Chính phủ Các kết quả

1987-1989 1. Tiếp tục chính sách tự do hóa 2. GDP Thái Lan tăng trưởng hơn 10%.

Doanh số ô tô tăng đột biến 23% 1. Bán ô tô tăng 46%

2. Mitsubishi Lancer bắt đầu xuất khẩu sang Canada.

1990

1. Dỡ bỏ tất cả các lệnh cấm nhập khẩu đối với xe chở khách. 2. Hạn chế về hai chủng loại cho mỗi dòng xe du lịch đã được dỡ bỏ.

Doanh số ô tô tăng 38%

1991 Thuế nhập khẩu đã giảm từ 300% xuống 100% đối với ô tô chở khách có động cơ lớn hơn 3.000cc và từ 180% xuống 60% đối với ô tô chở khách có động cơ đến 2.300cc. Thuế nhập khẩu đối với CKD đã được giảm từ 112% xuống còn 20%.

Các nhà lắp ráp tăng công suất sản xuất.

1. Toyota thiết lập một nhà máy mới có thể sản xuất 50.000 chiếc / năm.

2. Honda thiết lập nhà máy mới với công suất 60.000 chiếc / năm 1992-1996 1. Năm 1992, giảm thuế nhập

khẩu từ 100% xuống 68,5% và từ 60% xuống còn 42% đối với các dòng xe.

2. Cục Đầu tư (BOI) đã cùng nhau tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành.

Một số công ty sản xuất bộ lọc không khí và dầu, kính an toàn, cuộn đánh lửa xuất khẩu ra nước ngoài

63 3. Một yêu cầu được đưa ra cho xe ô tô là giảm phát thải cho xăng không chì.

4. Cho phép đăng ký mới các nhà máy lắp ráp xe.

1997-1998 1. Loại bỏ tất cả các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đối với xe ô tô chở khách 18 tháng trước khi Hiệp định TRIMs của WTO.

2. Thành lập Viện Ô tô Thái Lan (TAI) làm tổ chức hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan.

1999 Công bố một cấu trúc thuế ô tô mới để thay thế cho "các chính sách tỷ lệ nội địa hóa".

Nguồn: [118].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sự tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 71 - 73)