6. Kết cấu của luận án
4.3.3. So sánh về đầu tư nghiên cứu và phát triển cho công nghiệpô tô
Tại Việt Nam, các công ty liên doanh không thực hiện bất kỳ hoạt động nghiên cứu và phát triển cho công nghiệp ô tô nào tại Việt Nam Với sản lượng sản xuất ô tô hàng năm rất nhỏ, các công ty nước ngoài khi xây dựng nhà máy đều chỉ đầu tư thiết bị, công nghệ ở mức rất thấp, do vậy các dây chuyền lắp ráp thủ công còn cao. Một số công ty nước ngoài còn tận dụng, đưa những công nghệ lạc hậu từ những thập niên 60 của thế kỷ trước sang lắp đặt, trong khi đặc thù của công nghiệp ô tô lại đòi hỏi công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Chính vì thế, sau 30 năm, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chậm phát triển, đi sau một số nước trong khu vực [19].
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện vẫn chưa có viện nghiên cứu thiết kế ô tô chuyên ngành, các viện cơ khí của bộ công thương cũng chưa chú trọng nghiên cứu, thiết kế ô tô đơn giản như mẫu xe tải nhỏ phục vụ cho địa bàn nông thôn với giá rẻ, tiện dụng, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tại Thái Lan, hưởng ứng chính sách khuyến khích bằng ưu đãi về thuế, hoạt động nghiên cứu và phát triển của Chính phủ Thái Lan, một số hãng ô tô nước ngoài đã lập cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Thái Lan. Các hãng này phối hợp với viện nghiên cứu ô tô Thái Lan để nghiên cứu và phát triển cho công nghiệp ô tô
Khảo sát của Komolavanij và cộng sự (2011) cho thấy nhiều nhà cung ứng và công ty lắp ráp ô tô trong nước của Thái Lan cũng đã tiến hành các hoạt động đổi mới- sáng tạo mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình phát triển năng lực sáng tạo- đổi mới của bản thân, các công ty này đã hợp tác với các trường đại học và học hỏi các công ty bạn; đồng thời, họ đã phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng kỹ năng và kinh nghiệm cho bộ phận nghiên cứu và phát triển.
Toyota đã lập công ty con là Toyota Technical Center Asia-Pacific (Thailand) Company Limited (TTCAP-TH) vào năm 2005. Công ty này có chức năng tiến hành nghiên cứu và phát triển, thiết kế, cải tiến và chế tạo các mẫu xe và cụm linh kiện cho Toyota ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương (nhưng không gồm Nhật Bản). Công ty
125
này đặt trụ sở tại tỉnh Samutprakarn- trung tâm của cụm liên kết công nghiệp ô tô của Thái Lan.
Toyota còn thành lập Toyota Motor Asia Pacific Engineering and Manufacturing (TMAP-EM) vào năm 2007. Cơ sở này tập trung vào hoạt động R&D đẳng cấp thế giới phục vụ việc nâng cao năng lực cơ khí và sản xuất cho tất cả các nhà máy của Toyota ở châu Á- Thái Bình Dương.
Một hãng ô tô nổi tiếng khác của Nhật Bản là Nissan cũng lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Thái Lan. Năm 2003, Nissan đã thành lập Nissan Techncal Center South East Asia Co., Ltd (NTCSA) ở tỉnh Samutprakarn. Chức năng của NTCSEA là phối hợp với các nhà cung ứng và phát triển các sản phẩm dành cho thị trường ASEAN bằng cách chia sẻ thông tin và bí quyết. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của đơn vị này còn có nhiệm vụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu khách hàng cũng như phản hồi cho khách hàng.