Hiraizumi, sau theo hầu Yoshitsune, có lần giả dạng chủ ở lại kháng chiến trong vùng núi non Yoshino . Sau khi Yoshitsune chết, vào ẩn nấp ở Kyôto, bị địch phát giác, phải tự sát.
57 Theo sách Mông Cầu, đó là tấm bia kỷ niệm Thái thú đất Tương Dương là Dương Hổ ở Nghiễn Sơn, nơi ông hay lên chơi. Là người có ân đức với dân nên sau khi ông chết, ai qua đấy thấy tấm bia cũng nhỏ nơi ông hay lên chơi. Là người có ân đức với dân nên sau khi ông chết, ai qua đấy thấy tấm bia cũng nhỏ lệ thương tiếc. Trụy Lệ Bi là tên do Đỗ Dự đặt ra.
rằng): 笈も太刀も五月に飾れ紙幟 Oi mo tachi mo Satsuki ni kazare Kami nobori Bên cạnh cá chép giấy Hãy treo tráp, trường kiếm, Vào ngày Hội Con Trai.
Lời Bình:
Gia đình họ Satô được xem là tấm gương sáng cho người samurai nên khi đến viếng di tích này, Bashô không sao ngăn được dòng lệ cảm thương. Satô Motoharu (tức Satô Shôji), quan cai quản trang viên (shôen) - người đã tử chiến để bảo vệ ân chủ Yoshitsune - là cha của hai anh em Motoharu và Tadanobu. Ba cha con đều được đời xem là trung thần nghĩa sĩ. Không những thế, các bà vợ của họ cũng đã sống một đời trung trinh tiết liệt. Trên thực tế, hai người con dâu chẳng để lại di vật gì trong chùa Iôji đâu. Bashô chỉ được thấy di tượng tạc bằng gỗ hai người ấy mặc trang phục chiến đấu vào ngày hôm sau trong Giáp Trụ Đường ở đền thần Tamura Jinja mà thôi. Tuy vậy đây là một sự nhầm lẫn chứ không phải Bashô muốn vẽ chuyện. Nhiều sác xuất là ông thực lòng tin rằng trong vùng bia mộ của họ Satô nhất định phải có mộ phần của hai bà con dâu.
Sự tích gia đình Satô đã đưọc chép trong Gikeiki (Nghĩa Kinh Ký), pho truyện nói về cuộc đời của Minamoto no Yoshitsune 源義経(Nguyên Nghĩa Kinh). Sau đó nó đã trở thành đề tài quen thuộc của sân khấu Nô và Kabuki.
Về Yoshitsune, ông là em trai thứ chín (Cửu Lang) và khác mẹ của Minamoto no Yoritomo 源頼朝(Nguyên Lại Triều), người sáng nghiệp Mạc phủ Kamakura. Tuy vũ công hiển hách, tiêu diệt được kẻ thù nhà là họ Taira và dành được chính quyền cho anh nhưng vì mắc mưu ly gián của Thiên Hoàng Go Shirakawa, bị đố kỵ hay cư xử vụng về nên Yoshitsune làm anh trai nghi ngờ, đuổi bắt để trừ hậu hoạn. Ông chết khi lưu vong lên miền Bắc nương tựa họ Fujiwara ở Hiraizumi nhưng bị những người đồng minh cũ này phản bội. Còn Benkei 弁慶là một nhà sư hình dáng lực lưỡng, võ nghệ cao cường, được Yoshitsune thu phục, đã tận tụy theo hầu, chia sẻ những nổi vinh nhục với chủ trên đường bôn đào và chết theo ông.
Trong bài thơ, Bashô nói lên nguyện vọng được thấy trường kiếm của Yoshitsune và tráp đeo lưng du hành của Benkei treo cạnh con cá chép vượt Vũ Môn bằng giấy (Kami koinobori) mà người Nhật vẫn treo trước cửa nhà trước ngày Tết Đoan Ngọ để hy vọng con trai của họ làm nên danh phận. Sự vũ dũng của thầy trò Yoshitsune đã khơi dậy hùng tâm của Bashô và ông muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ hai người. Thực ra, di vật mà
Bashô có thể nhìn thấy lúc bấy giờ chỉ là cái tráp của Yoshitsune từng đeo và mấy trang giấy Benkei chép kinh thôi. Trường kiếm của Yoshitsune và tráp đeo lưng của Benkei mà ông nói đến trong thơ có lẽ chỉ là những hình ảnh hư cấu.
Kigo của bài thơ này là kami nobori (cá chép giấy) chỉ mùa hạ.
Cá chép trên nêu bay trong gió