Đoạn 17: Thôn Shinobu (Shinobu no sato 信夫の里)

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 33 - 34)

Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường nhắm hướng Shinobu (tỉnh Fukushima) để đến xem tảng đá nơi người ta in mô hình trên vải từ nước chắt từ lá cây shinobu, nổi tiếng trong nhiều bài thơ cổ. Đó là một thôn làng bên kia núi khá xa khu nhà trạm. Hơn phân nửa hòn đá đó đã bị đất vùi lấp.

Bọn trẻ con trong thôn chạy đến, giải thích cho chúng tôi: “Xưa hòn đá này nằm mãi trên núi cơ. Khách qua đường thường nhổ lúa mạch loạn xạ rồi đem xát trên mặt tảng đá này nên người trong thôn bực tức, lật hòn đá rơi xuống thung lũng. Mặt trên của tảng đá bị ụp xuống dưới và nó thành ra nằm ngang”. Nghĩ thầm lẽ nào chuyện ấy có thể xảy ra, ta chỉ biết mỉm cười.

Sanae toru

Te moto ya mukashi Shinobuzuri

Tay em nay nhổ mạ, Có phải bàn tay xưa, Chắt nước cỏ in vải.

Lời Bình:

Trong văn chương cổ, ngưòi ta thường nhắc tới tảng đá người ta “in hình lên mặt áo bằng nước chắt từ lá cỏ shinobu” (hare’s-foot fern), loại dương xỉ mà phương Tây gọi là “chân thỏ rừng”. Nghe tiếng tảng đá, Bashô đã tìm đến thăm nhưng ông chỉ rước lấy sự ngỡ ngàng. Tảng đá danh tiếng ấy đã bị lật đi chỗ khác và theo lời giải thích của trẻ con trong làng, vì có nhiều người lạm dụng tảng đá để xát lúa mạch nên dân chúng tức giận thấy ruộng lúa mạch của họ bị ngắt tan hoang bèn bẩy nó đi cho bỏ ghét.

đến một nàng trinh nữ tên Tora. Ngày xưa, khi vị quí nhân trẻ trung Minamoto no Tôru tức một hoàng tử, chức Tả đại thần ở Kawara, đi ngang qua vùng, chàng đã có một mối tình với nàng thiếu nữ xinh đẹp ấy. Khi chàng về kinh đô, nàng không làm sao quên được hình bóng. Mỗi khi nhớ (shinobu) người yêu, thử xát lúa trên mặt đá thì hình bóng chàng lại hiện ra. Cuối cùng nàng con gái bất hạnh đã chết. Câu chuyện đó kích thích sự tưởng tượng của những đôi nam nữ trẻ đang yêu. Họ đã hành động giống như nàng để đưa đến kết quả phá hoại này.

Liên tưởng đến việc đó, Bashô đồng hóa những thiếu nữ nhổ mạ ngoài đồng hôm nay với người trinh nữ nông thôn ngày xưa. Ông muốn tái hiện trước mắt hình ảnh trong truyền thuyết. Shinobugusa còn có thể viết dưới tự dạng “nhẫn thảo” 忍ぶ草là “cỏ nhớ nhung” và động từ “shinobu”忍ぶ là nhớ nhung hay nhịn chịu.

Nói đúng ra “shinobu mojizuru” chỉ là một cách thức in mô hình lên vải của thời cổ đại. Mojiru có nghĩa là vặn vẹo (twist). Có thuyết cho rằng nó ám chỉ những mô hình phóng túng, không đồng nhất được tạo ra khi người ta đem chất nước chắt từ thân và lá cỏ shinobu in lên vải trên mặt đá xù xì, đôi khi có khắc chữ nữa.

Mô hình có hình thù không đồng nhất được diễn tả như tâm trạng bấn loạn của người con trai trước người mình yêu, đã thấy trong chương đầu của Truyện Ise (Ise Monogatari, 伊勢物語), nhất là chữ Shinobu信夫, tên địa danh, lại ẩn ý 偲ぶ “nhớ về một người hay một chuyện đã qua”.

Minamoto no Tôru55 có một bài thơ như sau trong Cổ Kim Hòa Ca Tập (Kokin Wakashuu, phần Thơ luyến ái), đã được Fujiwara no Teika tuyển vào “Thơ trăm nhà” (Hyakunin Isshu) với một chút sửa đổi: câu thứ 4 thành Midare some ni shi.

みちのくのしのぶもじずり誰ゆえに乱れむと思う我ならなくに

Michinoku no Shinobu mojizuri Tareyue ni

Midaremu to omou Ware nara naku ni Như mô hình trên áo, In từ cỏ nhớ nhung, Ai xui lòng bối rối, Đâu phải là ta nhỉ, Lỗi chỉ tại em thôi.

Kigo của bài thơ này là sanae (mạ) chỉ mùa hè.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)